Có 2 loại thiền: Thiền có đề mục và thiền không đề mục, trong đó thiền có đề mục là có một đối tượng như vật thể, ý tưởng, một phần của cơ thể hay toàn bộ cơ thể của mình (quán nội quan) rồi suy ngẫm, chiêm nghiệm về nó. Theo khoa học hiện đại thì đây có thể coi là chìa khóa cho sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại do bằng tư duy, suy ngẫm con người mới tháo gỡ, phát minh ra những vấn đề liên quan đến đời sống của mình.
Còn thiền không đề mục: tức là không có đối tượng, suy nghĩ trong đầu nhưng phải suy nghĩ về trạng thái trống không đó, chứ không phải “rỗng” hoàn toàn. Lão Tử gọi đây là “Đạo” trong câu “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Khoa học hiện đại cũng cho đó là khả năng sinh ra vũ trụ thời kỳ đầu.
Dưới góc độ khoa học hiện đại mà các nhà khoa học người Đức vừa chứng minh cách đây không lâu mà điều đáng chú ý nhân vật chính của nghiên cứu này chính là một Việt kiều Mỹ, đồng thời cũng chính là một người tu hành, chuyên dạy thiền cho nhiều môn sinh trên khắp thế giới thì thiền là do Đức phật Thích Ca sáng tạo ra trong quá trình tự tu và chiêm nghiệm bản thân cách đây 2.500 năm.
Thiền đơn giản là phương pháp thở, rồi từ phương pháp thở đó điều chỉnh, vận khí trong người để tác động đến não bộ nhằm để những bộ phận ở não bộ (tùy theo nhu cầu, “tâm bệnh” của nhiều người để xem tác động tới những bộ phận nào) kích thích sinh ra những chất có lợi cho sức khỏe và tinh thần.
Cụ thể như trị bệnh mỡ máu hay tim mạch. Khi thở, mũi mình có hai “cái que”, tức là bộ phận hành khứu giác. Khi hít vào thì khí đó tác động tới hai cái que rồi làm chúng “xuyên” thẳng vào khu được gọi là trung tâm điều khiển tâm lý, tình cảm của con người (hypothalamus) và thần kinh đối giao cảm.
Mục đích của việc hít thở tác động tới vùng này là để ở đầu các dây thần kinh đối giao cảm tiết ra chất acetylcholine. Mà các chất ấy chính là điều khiển tim mạch và khống chế hai chất gây nên bệnh mỡ máu và tai biến mạch máu não là norepinephrine, epinephrin. Tương tự, các bệnh khác như trầm cảm, mất ngủ triền miên cũng được “chữa” bằng cách nhìn và thở.
Muốn tập thiền phải hiểu biết. Cơ bản thiền là để điều chỉnh hệ thống hoạt động của não bộ hay hài hòa các chất sinh hóa học trong não bộ. Còn thở trong thiền hoàn toàn không đơn giản vì phải nông sâu khác nhau, mức độ nín thở lâu hay nhanh cũng khác nhau. Quan trọng nếu tập thiền mà không được một người hướng dẫn có kinh nghiệm, không hiểu biết về cơ chế não bộ thì việc thở này rất khó. Chưa nói đến, họ còn giảng dạy theo “sở ý” của họ mà không dựa trên cơ sở khoa học nào thì nguy cơ hậu quả khôn lường là “tẩu hỏa nhập ma”, dở điên dở dại, tử vong rất dễ xảy ra...
Để tập thiền có hiệu quả, các nhà khoa học Đức nhận định điều quan trọng nhất phải hiểu cơ chế, cấu tạo của não bộ trước khi luyện tập nhằm từ đó biết cách vận hành khí bằng hít thở. Thứ hai, phải tìm người hướng dẫn có kinh nghiệm, có kiến thức về khoa học não bộ và thiền…