Học Cùng Con Yêu

logo

Giới thiệu

Với mong muốn chia sẻ tới Quý vị phụ huynh, các em Học Sinh những cuốn sách, những phương pháp, những bài giảng ...để giúp các em học tập được vui vẻ hơn, bớt áp lực và hiệu quả hơn.

Hãy Vững Tin

Cố gắng lên
Đừng bao giờ gục ngã
Dù cuộc đời lắm bão tố phong ba
Hãy vững tin mà bước về
phía trước
Đừng bao giờ lùi bước lại
phía sau
Thôi bỏ đi những gì là quá khứ
Hãy đón chờ những thứ của
ngày mai
Và biết đâu trên những chặng
đường dài
Ta tìm thấy những gì mình
đã mất
(st)

Contact form

Người theo dõi

Tổng số lượt xem trang

FB

Design by - Blogger Templates | Distributed by Blogger Templates

Ngôn Ngữ

Made with Love by

Quick Spot Template is Designed Theme for Giving Enhanced look Various Features are available Which is designed in User friendly to handle by Piki Developers. Simple and elegant themes for making it more comfortable

Bánh trung thu nhập khẩu từ Malaysia

Mua hàng tại Nguyễn Kim

Tiêu điểm

Bài đăng mới

quang cao
Sự kiện tiêu biểu

Tự thiết kế giao diện cho blogspot (dành cho người không biết code)

 

Tạo một trang blog trắng tinh tình tình 

Để tạo một trang web không có nội dung gì, các bạn đăng nhập vào blogger: https://www.blogger.com 
  1. Nhấn vào Chủ đề
  2. Nhấn vào Chỉnh sửa HTML

Trong khung mà mình tô màu xanh da trời các bạn xóa hết nội dung bên trong đó đi. Click chuột trái vào trong khung, Ctrl + A, delete. Vậy là xóa xong hết code cũ.

Giờ các bạn copy đoạn code sau rồi patse vào chỗ bạn vừa xóa
<?xml version="1.0" encoding="UTF-8" ?>
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>
Vui cười lên
</title>
<!-- Bắt đầu viết Css cho web -->
<b:skin>
<![CDATA[ /* Chèn Css vào đây */ ]]>
</b:skin>
</head>
<!-- Bắt đầu phần hiển thị trên web -->
<body>
<b:section class='navbar' id='navbar' maxwidgets='1' showaddelement='yes'>
</b:section>
</body>
<!-- Kết thúc phần hiển thị trên web -->
</html>
Lưu chủ đề lại thế là xong, giờ các bạn vào lại trang blog của mình sẽ thấy trang đó chẳng hiển thị cái gì và cũng không báo lỗi cái gì luôn. OK!

Các thành phần cơ bản trong code của blogspot

Trong một website thường có các thành phần cơ bản là header, menu, main, sidebar, footer ... Trong blogspot cũng không ngoại lệ, các bạn cũng có thể tạo đầy đủ các thành phần như một trang web thông thường. 
Như trang blogspot vui cười lên, sẽ có các thành phần như các bạn đang thấy. Để cho các bạn không rành về code cũng như không giỏi tiếng anh mình sẽ tạm gọi các phần của web theo tiếng Việt cho dễ nhé (các bạn nào học code nhìn sẽ khó chịu lắm đấy). Ok
Các thành phần cơ bản trong code của blogspot gồm:
Phần khai báo 
<?xml version="1.0" encoding="UTF-8" ?>
<!DOCTYPE html>
HTML 
<html> ... </html>
Phần đầu trang head
<head> ... </head>
Khai báo CSS (nằm trong head)
<b:skin>
<![CDATA[ /* Chèn Css vào đây */ ]]>
</b:skin>
Thân trang body
<body> ... </body>

Phần khai báo thường chỉ cần vậy thôi là ok. HTML là thể bắt buộc phải có rồi cũng không có gì phải bàn. Head cũng là thành phần không thể thiếu, sau này có rất nhiều thứ bạn cần phải đặt trong head đấy. Khai báo CSS được tập trung hết ở trong đoạn <b:skin> bạn muốn sửa gì giao diện thì vô đây là ok. Phần thân trang là phần hiển thị ra bên ngoài blog, tùy bạn xây dựng bố cục giao diện như thế nào thì nó sẽ hiển thị ra như vậy.

Xây dựng bố cục giao diện ban đầu cho blogspot

Bố cục của trang blogvuicuoilen sẽ có dạng như sau:
Để tạo được giao diện cơ bản này các bạn cần biết chút chút về HTML và CSS nhé, ai chưa biết thì xem thêm hai bài viết này nhé:
  1. CSS cơ bản cho người mới (đủ dùng để sửa giao diện web)
  2. HTML cơ bản cho người mới bắt đầu
Còn nếu chưa biết thì cũng không vấn đề gì, cứ đọc kỹ bài viết của mình sau đó copy, paste đúng chỗ là ok hết =_=

Tạo giao diện cơ bản cho blog của bạn

Code HTML: 
HTML giống như là bộ khung trong web của các bạn, mình sẽ hướng dẫn các bạn xây dựng bộ khung như hình ảnh demo phía trên nhé.
Đầu tiên, các bạn vào Chỉnh sửa HTML tìm đến đoạn <body> và </body>. Nếu khó tìm các bạn click chuột vào chỗ code rồi nhấn Ctrl + F. Nó sẽ hiện một khung seach ở ngay góc trên bên phải của khung HTML đó. Các bạn gõ vào <body> rồi nhấn Enter sẽ tìm được ngay chỗ có đoạn <body> trong HTML. Đây cũng sẽ là cách để các bạn rà soát code của mình nhé.
Sau khi tìm được đoạn <body>, các bạn xóa toàn bộ code giữa <body> và </body> sau đó paste đoạn code sau vào thay cho đoạn vừa xóa.
<div class='web'>
<div class='dau-trang'>
<div class='logo'></div>
<div id='dau-trang-phai'></div>
</div>
<div class="clear"/>
<div class='menu'></div>
<div class='than-web'>
<div id='than-web-trai'></div>
<div id='than-web-phai'></div>
</div>
<div class="clear"/>
<div class='chan-trang'>
<b:section class='chan-trang' id='chan-trang-cha' maxwidgets='1' showaddelement='yes'/>
</div>
</div>
Code CSS:
CSS các bạn có thể hiểu là code để định dạng cho HTML. Các bạn có thể hiểu nôm na như khi các bạn xây nhà, các bạn nói với thợ xây tôi muốn xây một cái nhà. Cái nhà mà các bạn nói chính là HTML, còn xây nhà to bé ra sao, kích thước thế nào nó chính là CSS. Mềnh giải thích mọi người hiểu chứ ... nếu chưa hiểu thì ... chịu!
Sau khi chèn đoạn HTML bên trên, các bạn tiếp tục tìm <![CDATA[ (cách tìm như phía trên mình hướng dẫn nhé). Copy đoạn CSS sau paste vào sau <![CDATA[
.web {
width:100%;
}
.dau-trang {
width:100%;
max-height: 100px;
}
.menu {
width: 100%;
min-height: 40px;
background: red;
}
.than-web {
width:85%;
margin:auto;
}
.chan-trang {
width:100%;
min-height: 200px;
background: green;
}
.logo {
width: 35%;
min-height: 100px;
background: orange;
float:left;
}
#dau-trang-phai {
width: 65%;
min-height: 100px;
background: #42c8fa;
float:right;
}
#than-web-trai {
width: 70%;
min-height: 300px;
background: yellow;
float:left;
}
#than-web-phai {
width: 30%;
min-height: 300px;
background: purple;
float:right;
}
Rồi, sau khi các bạn đã paste đoạn HTML vào trong cặp thẻ <body> và CSS trong <b:skin> các bạn Lưu chủ đề lại và xem lại xem web của các bạn như nào rồi (nhìn webs các bạn sẽ hơi shock đấy ^_^)
Do phần này cũng đơn giản nên mình không chụp lại ảnh demo nhé. Vậy là xong phần thiết kế bộ khung cho Blogspot rồi. Sau các bạn chỉ cần trang trí và đặt cho nội dung hiển thị vào các vị trí thích hợp là Ok.
Ai có thắc mắc gì hay không làm được để lại comment mình sẽ giải đáp nhé!

Tạo nút cuộn trang cho Blogspot bằng CSS cực đơn giản

 Đầu tiên các bạn cần có một nút cuộn trang cho riêng mình. Để làm một nút cuộn trang các bạn hãy dùng các phần mềm như photoshop hoặc coreldraw nhé. Một cách nữa là các bạn có thể lên google tìm một số hình icon cuộn trang đẹp và tải về. Ví dụ mình tìm được một cái ảnh có đuôi .PNG như dưới đây.



Sau khi tải về máy mình tải ảnh đó lên trang này và lấy được link ảnh như sau:
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgqPZ7Smf-v4Ss1lnz-XZ5WF0w7OyrXkfeAVzMQS4p8JUClJt5i3seWssOGDEkV9XCyShDNHZoqh3MDuxyb4REQoqepoZI4yizMnKDva6jHvHbc-mQGTVyRs0RTigRIBJFj9uho4JnA03Q/s1600/Top.png
Tiếp theo, các bạn vào Bố cục -> Thêm tiện ích (thêm ở đâu cũng được) --> HTML/Javascript

Phần tiêu đề: bỏ trống

Phần nội dung: Paste đoạn sau vào phần nội dung:
<a style="display:scroll;position:fixed;bottom:5px;right:5px;z-index:1000;" href="#" title="Back to Top">
<img src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgqPZ7Smf-v4Ss1lnz-XZ5WF0w7OyrXkfeAVzMQS4p8JUClJt5i3seWssOGDEkV9XCyShDNHZoqh3MDuxyb4REQoqepoZI4yizMnKDva6jHvHbc-mQGTVyRs0RTigRIBJFj9uho4JnA03Q/s1600/Top.png" alt="nút cuộn đầu trang"/>
</a>
Phần màu đỏ các bạn thay bằng link ảnh mà các bạn có nhé. Nếu không có ảnh thì cứ để nguyên như của mình cũng được. Trang của mình hiện đang dùng code này nên các bạn có thể xem demo trên trang này luôn.


Chúc các bạn thành công, nếu có vấn đề gì để lại comment mình sẽ giải đáp nhé.

Mẹo đuổi muỗi, gián bằng bột giặt trộn đường

 Hỗn hợp đường và bột giặt không chỉ đuổi sạch gián, muỗi mà còn nhiều công dụng khác.

Đường trắng và bột giặt đã quá quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng hỗn hợp đường - bột giặt (tỷ lệ 50-50) hòa với nước có nhiều công dụng bất ngờ.

Không chỉ đuổi côn trùng, dung dịch đường và bột giặt còn còn có nhiều công dụng bất ngờ khác. Ảnh: ixigua.com

Không chỉ đuổi côn trùng, dung dịch đường và bột giặt còn còn có nhiều công dụng bất ngờ khác. Ảnh: ixigua.com

Tác dụng đuổi muỗi

Chuẩn bị một chai nhựa, cắt bỏ phần thân trên chai rồi đổ dung dịch đường bột giặt đã khuấy với nước vào đó. Đặt dung dịch này ở những nơi thường xuyên xuất hiện muỗi, như góc nhà, góc giường hoặc gầm bếp.

Mùi thơm của đường trắng sẽ kích thích muỗi bay vào. Khi ăn phải dung dịch, chất kiềm chứa trong bột giặt có khả năng tiêu diệt muỗi hiệu quả.

Đặt dung dịch này bên cạnh gốc cây xanh trong nhà, vì đây cũng là nơi thu hút muỗi. Tuy nhiên, nếu trong nhà có trẻ con và vật nuôi không nên làm theo cách này vì có thể chạm vào và nuốt phải. Khi đó có thể pha loãng một muỗng bột giặt và bốn lít nước rồi phun trong nhà hai lần/tuần, muỗi cũng dần biến mất.

Cần chú ý thay mới dung dịch sau một thời gian nhất định vì ở điều kiện ngoài trời, bột giặt dễ bị bay hơi và mất tác dụng.

Tác dụng đuổi gián

Ngoài tác dụng diệt muỗi, dung dịch bột giặt và đường còn có khả năng đuổi gián hiệu quả.

Dùng dung dịch này xịt vào một số ngóc ngách trong nhà hoặc dùng giẻ nhúng vào dung dịch rồi lau ở những nơi gián thường bò vào. Gián hô hấp qua hệ thống ống khí trên bề mặt da. Chất kiềm trong bột giặt có thể bít hệ thống ống khí này, khiến gián bị tiêu diệt.

Nhiều gia đình thường lắp tấm màng chống muỗi, gián và các loại côn trùng khác ở cửa sổ hoặc cửa ban công. Có thể xịt trực tiếp dung dịch lên tấm màng này để ngăn chặn côn trùng thâm nhập.

Khử mùi hôi của cống

Đặc tính của bột giặt là có mùi thơm và tẩy rửa tốt nên có thể khử mùi hôi, đặc biệt tại khu vực cống. Đổ hỗn hợp bột giặt và đường xuống cống thoát nước để khử mùi hôi bên trong. Tuy nhiên cách làm này chỉ thích hợp với đường ống thoát nước trong nhà.

Tẩy khăn, quần áo bị ố vàng

Hỗn hợp bột giặt và đường có thể thay thế nước tẩy, áp dụng tốt cho những loại khăn hoặc quần áo bị ố vàng.

Ngâm khăn hoặc quần áo bị ố vàng vào hỗn hợp đường bột giặt 1-2 tiếng, sau đó giặt sạch bằng nước, vết ố vàng sẽ biến mất. Với giẻ lau bếp, giẻ lau bàn bám dầu mỡ và bụi bẩn, có thể ngâm vào dung dịch 5-10 phút rồi đem giặt lại bằng nước sạch.                                                                                    

                                                                                    Trang Vy (Theo 163.com)

10 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ thông thái

Cha mẹ bình thường dùng 'kính lúp' soi xét con tiểu tiết, cha mẹ thông thái dùng 'kính viễn vọng' quan sát ở tầm xa để thấy thế mạnh của trẻ.
Những bức ảnh dưới đây cho thấy sự trái ngược giữa các cặp cha mẹ thường và cha mẹ thông thái trong việc nuôi dạy con:
Sự khác biệt về giao tiếp
10 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ thông thái
Cha mẹ bình thường (trái) luôn đánh giá cao quan điểm, thẩm quyền của mình, cho rằng ý tưởng của mình là đúng đắn và trưởng thành (vòng tròn lớn), trong khi ý tưởng của con trẻ là sai lầm, ngây thơ (vòng tròn nhỏ), giữa hai hệ ý tưởng không có sự giao thoa. Điều này cũng thể hiện việc họ muốn lấn át con, nhưng lại không sẵn sàng để tương tác. Quan hệ với trẻ là quan hệ kiểm soát.
Cha mẹ khôn ngoan ngược lại có sự tôn trọng suy nghĩ của trẻ và bình đẳng trong quan hệ với trẻ. Phụ huynh dạng này luôn hiểu rằng trẻ có những ý tưởng khác mình và sẵn sàng để giao thoa, giao tiếp. Quan hệ này là quan hệ hợp tác.
Sự khác biệt về góc nhìn
10 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ thông thái - 1
Cha mẹ bình thường nhìn con dưới góc độ của kính lúp (trái), soi xét từng ly từng tí đến cuộc sống của con, ví dụ như xếp hạng bài kiểm tra hay hoàn thành số tiết piano trong tuần... Điều này càng khiến trẻ lo lắng, sợ hãi sai sót. Đây là kiểu phụ huynh nhìn nhận vấn đề thiển cận.
Cha mẹ thông minh nhìn con dưới góc độ của kính viễn vọng, quan sát trẻ ở tầm xa để nhìn thấy khả năng phát triển, thế mạnh của trẻ. Đây là kiểu phụ huynh nhìn nhận vấn đề sâu, rộng.
Sự khác biệt khi đánh giá đặc điểm của trẻ
10 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ thông thái - 2
Cha mẹ bình thường nhìn thấy trẻ có nhiều khuyết điểm (màu nâu trong bức tranh bên trái) hơn là ưu điểm (màu xanh), thậm chí sẵn sàng bỏ qua ưu điểm, chỉ chú trọng nhược điểm và tìm cách cải thiện những thiếu sót đó. Họ tin rằng chỉ bằng cách này, đứa trẻ mới có thể trở thành một người hoàn hảo.
Cha mẹ khôn ngoan coi cả ưu điểm, khuyết điểm của trẻ là đặc điểm. Họ không nhìn chằm chằm vào nhược điểm của đứa bé, thậm chí còn biết biến đó thành điểm mạnh của con. Như thế, ưu và nhược đều trở thành đặc tính (bức tranh màu vàng).
Sự khác biệt trong phép so sánh
10 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ thông thái - 3
Cha mẹ bình thường tạo ra hai định nghĩa rõ ràng: thất bại - thành công, và luôn đưa hai thứ này lên bàn cân để so sánh. Họ cho rằng thất bại của đứa trẻ có thể tránh được, và thất bại đồng nghĩa với phạm lỗi. Họ vạch ra những khuôn khổ cho trẻ, nói với đứa trẻ phải làm cái này, cái kia mới là tốt, nếu không sẽ thế này, thế kia. Điều này có thể khiến cho đứa bé sợ thất bại, không có tự tin bước ra khỏi mọi ranh giới để làm điều gì đó mới mẻ.
Cha mẹ khôn ngoan tin rằng thất bại là một phần của sự trưởng thành, có vấp ngã mới có lớn khôn, vì thế, thất bại không có gì là xấu hổ hay lỗi lầm. Nhờ vậy, đứa trẻ bình thản bước qua mọi trải nghiệm của đời sống, luôn vững vàng trước mọi thử thách. Kể cả khi thất bại, chúng cũng không vì thế mà chịu gánh nặng của "cán cân thành công, thất bại" mà bố mẹ từng gây cho mình.
Sự khác biệt trong cách trả lời câu hỏi
10 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ thông thái - 4
Cha mẹ bình thường không thích con hơi tí là đặt câu hỏi, có thể vì họ không có đáp án mà trẻ cần, dần dần, có thể trở nên kém "giỏi" trong mắt con. Vì thế, đứng trước các câu hỏi của con, họ tìm cách né tránh, thậm chí gắt gỏng để phản ứng.
Cha mẹ thông minh sẽ khuyến khích con cái tìm ra câu trả lời, đồng thời có thể đưa ra các gợi ý, hoặc các ý tưởng để con tự tìm đáp án cho riêng mình. Cha mẹ tuýp này hiểu các vấn đề thường giúp trẻ khơi nguồn sáng tạo, trí tưởng tượng, giúp tư duy "nảy mầm".
Sự khác biệt về ghi nhận kết quả học tập
10 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ thông thái - 5
Cha mẹ bình thường gò ép con vào một đồ thị thăng tiến (hình trái), buộc con không ngừng tiến bộ. Trong mắt họ, chỉ số duy nhất phản ánh kết quả học tập là điểm số.
Cha mẹ thông thái nghĩ rằng học tập là một quá trình khám phá, quá trình này có sự biến động lên, xuống. Thành tựu là quan trọng, nhưng lý do cho sự thay đổi thành tựu cũng quan trọng không kém.
Sự khác biệt trong phân bổ thời gian
10 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ thông thái - 6
Cha mẹ bình thường đặt nặng học tập, chèn thời gian biểu học tập tối đa cho con. Ngoài ra, các thời gian cho phát triển tư duy, vận động thể chất... đều bị giảm thiểu. Điều này khiến đứa trẻ vô tình trở thành "cái máy học", thiếu kiến thức xã hội.
Cha mẹ thông thái chú tâm đến sự phát triển toàn diện của trẻ, phân bổ thời gian đều đặn cho nhiều khía cạnh khác nhau: vui chơi, vận động... Nhờ đó, trẻ trở thành một cá thể hoàn chỉnh, khỏe về thể chất, thông tuệ về tư duy.
Sự khác biệt trong quan điểm về vai trò của bản thân
Cha mẹ bình thường luôn muốn mình hoàn hảo trong mắt mọi người, phải hoàn hảo trong vai trò người mẹ, người vợ, người nhân viên... Khi không đạt được điều đó, họ trở nên căng thẳng, gây stress cho cả gia đình.
Cha mẹ khôn ngoan hiểu rằng điều quan trọng là tạo được sự cân bằng giữa cuộc sống riêng và công việc, thông qua sự điều chỉnh năng lượng linh hoạt ở từng giai đoạn. Khi tâm lý của bản thân tốt, họ mới có thể đem lại hạnh phúc cho gia đình.
Sự khác biệt về quan điểm "thành công"
10 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ thông thái - 7
Cha mẹ bình thường cho rằng thành công của con cái là công việc tốt, thu nhập tốt. Họ có xu hướng so sánh, buộc con cái phải đạt được mức độ nào đó mới được coi là thành công. Như thế, người con khó có thể hiểu được ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
Cha mẹ khôn ngoan hiểu rằng định nghĩa về sự thành công trong cuộc sống đa dạng. Trong quá trình trưởng thành của con cái, họ cảm thấy miễn là đứa trẻ tiến bộ so với cái mốc nhất định nào đó ban đầu, đó là một thành công.
Khác biệt trong tư duy giáo dục
10 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ thông thái - 8
Cha mẹ bình thường dạy con theo suy nghĩ mình cho là đúng, và nếu trẻ không tuân thủ, họ thường trách móc trẻ: "Mẹ/bố đã vất vả vì con, con phải nghe lời". Họ coi việc sinh con và nuôi dưỡng như một sự ban ơn, thế nên phải yêu cầu trẻ đáp đền theo định hướng .
Trong khi đó, cha mẹ khôn ngoan dạy trẻ bằng cách lấy mình làm tấm gương, thôi thúc trẻ học hỏi để trở thành một hình mẫu mới. Họ không đặt lên vai trẻ trách nhiệm phải nghe lời vì "đã sinh ra, nuôi dạy", thay vào đó, dần ý thức cho con cái thấy giá trị của mình trong mắt con.
Thùy Linh (Theo Aboluowang)

Thực vật tươi sống là nền tảng của sức khỏe

Theo TS Biswaroop Roy Chowdhury – một trong những chuyên gia dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tự nhiên không dùng thuốc hàng đầu thế giới đến từ Ấn Độ, thức ăn có thể chia làm hai nhóm “VIP” và “DIP”.
Thực vật tươi sống là nền tảng của sức khỏe
Ông chia sẻ: “VIP là một số loại thức ăn khi vào cơ thể sẽ hành xử bất tuân thượng lệnh. Chúng bỏ qua tín hiệu từ các hormone incretin, các “cảnh sát giao thông” của dạ dày, xâm nhập trực tiếp vào máu. Hormone incretin kiểm soát lượng đường huyết, cholesterol, huyết áp, và các chỉ số quan trọng khác của cơ thể.
Nhóm thực phẩm còn lại được gọi là DIP (Disciplined and Intelligent Person), có khả năng bắt tín hiệu từ hormone incretin một cách hoàn hảo. Theo đó, với phương pháp dinh dưỡng Bimemo, những người bị tiểu đường, cao huyết áp, hoặc rối loạn mỡ máu đều sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.”
Chế độ VIP gồm những thực phẩm có nguồn gốc  động vật và thức ăn công  nghiệp, trong khi chế độ DIP chỉ bao gồm các loại rau củ và trái cây.
Ăn chế độ DIP chỉ bao gồm các loại rau củ và trái cây.

Chế độ ăn DIP gồm 3 bước
- Trước 12h trưa, chỉ ăn duy nhất trái cây. Hãy chọn 3 hoặc 4 loại trái cây như xoài, chuối, đu đủ, táo, … và ăn khoảng 800gr. Đừng để cơ thể quá đói, cơ thể sẽ phản ứng khác với bình thường; thực phẩm DIP cũng có thể trở thành VIP.
- Bữa trưa và bữa tối (trước 8g tối): hãy chuẩn bị cho mình hai  đĩa  khác  nhau,  đĩa  số  2 gồm những  thực phẩm bạn yêu thích, và đĩa số 1 gồm 400-500gr hỗn hợp rau củ có thể ăn sống như cà chua, ớt chuông, cà rốt, củ cải, dưa leo, …
Trước tiên, bạn phải ăn hết thức ăn ở đĩa số 1; nếu vẫn còn thấy đói, hãy ăn đĩa số 2. Cách ăn này vừa kiểm soát được tiểu đường lại vừa được thưởng thức đồ ăn mình yêu thích!
- Nói không với thực phẩm đóng gói, thực phẩm tinh  chế, thực phẩm có nguồn gốc động vật, các sản phẩm từ sữa, và thuốc bổ. Tránh uống trà và cà phê, đặc biệt trước bữa trưa, và không bao giờ được ăn sau 8h tối.
Thuốc bổ hay thực phẩm chức năng hoàn toàn không cần thiết khi bạn đã có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chỉ các dưỡng chất của thực phẩm tự nhiên, đặc biệt các loại rau, củ, quả tươi sống, mới có khả năng linh hoạt thích ứng với các ngôi nhà nhỏ tế bào. Còn những chất dinh dưỡng từ các loại thuốc bổ hầu như không có khả năng đó. Vì không thể thu lại và mở ra, nên chúng thường phá vỡ cánh cửa, gây tổn thương cho các tế bào khi đi vào.
(Theo Khám phá)

Hồ Chủ tịch với vấn đề đọc sách và tự học


Sách là nguồn tri thức vô hạn của nhân loại. Đọc sách là để nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Sách mang đến nguồn tri thức để người đọc có thể trải nghiệm, học tập, nghiên cứu, thể hiện nét đẹp văn hóa trong đời sống, làm giàu thêm vốn sống của bản thân mỗi người.
Theo số liệu thống kê tháng 04/2016, ở các nước phát triển như: Israel, Pháp, Nhật Bản, trung bình 1 người dân đọc từ 20 cuốn sách /năm. Các nước trong khu vực như: Singapore, số sách người dân đọc trung bình là 14 cuốn/năm; Malaysia là 10 cuốn/năm. Còn ở Việt Nam, trung bình 1 người chỉ đọc 4 cuốn sách/năm, trong đó 2,8 cuốn là sách giáo khoa, 1,2 cuốn là sách khác. Như vậy, văn hóa đọc sách của người dân còn rất hạn chế.
Ngày nay, giới trẻ chúng ta có rất nhiều phương tiện để có thể tiếp cận thông tin thuận tiện như: Xem tivi, nghe radio, lướt web bằng điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính,… vì thế văn hóa đọc sách gần như bị mai một.
 Sự phát triển của công nghệ thông tin, của khoa học kỹ thuật làm cho một bộ phận không nhỏ chúng ta  tìm những thú vui khác như: các trang mạng xã hội, lối sống ảo, các trò giải trí trên mạng …, bên cạnh đó việc bị cuốn vào vòng quay của cuộc sống mà quên đi những lợi ích thiết thực của việc đọc sách đem lại, nhiều khi thông tin tràn ngập nhưng mà vẫn thấy thiếu, đó là khoảng trống không thể lấp đầy nếu không chịu đọc sách, nghiên cứu và tìm tòi. Học tập tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách đọc sách sau đây có thể gợi ý cho bạn có cái nhìn khác về vấn đề này.

Bác Hồ luôn đọc rất nhiều sách báo mỗi ngày
Hồ Chủ tịch với vấn đề đọc sách và tự học
Trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu.”  Vậy mà Người đã có một trí tuệ phi thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục, đúng như nhà nghiên cứu Vasiliep đã nhận xét : “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời  (1) .
Đạt được tầm hiểu biết ấy là nhờ Hồ Chủ tịch đã không ngừng học tập,  nói đúng hơn là không ngừng tự học. Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm ( Vào ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau : “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân(2).
Hồ Chủ tịch đã luôn coi trọng và miệt mài đọc sách sách báo.. Và không chỉ đọc sách  bằng chữ quốc ngữ, sách Hán mà Người còn đọc cả sách Pháp. Với Người, sách chính là “thuốc chữa tội ngu và là một trong nguồn quan trọng có thể đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi tự do, bình đẳng, bác ái là gì ?
 Điều đầu tiên chúng ta cần phải chú ý đến phương pháp đọc của Bác Hồ, đó là : Muốn trở thành người hiểu biết phải đọc cho rộng và khi đọc phải có ghi chép và phân loại, đánh dấu vào những chỗ đọc thấy cần thiết ngay các thông tin trong sách báo.
Với ý thức không muốn mất thời gian đọc đi đọc lại để nhặt thông tin, nên khi đọc, nghiên cứu tài liệu Hồ Chủ tịch luôn chú trọng đến việc ghi chép, đánh dấu, gạch chân, đóng khung và thậm chí cắt gián. Với cường độ đọc cao, một ngày khoảng trên hai chục tờ báo trong và ngoài nước nếu không có những biện pháp đọc khoa học thì khó có thể nhớ và tổng hợp hết được các vấn đề và thông tin đã đọc. Theo tài liệu của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương, Bác đã từng căn dặn : “Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được thì chép lấy để dùng để viết. Không có ghi chép cẩn thận thì những khi cần sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm lại.
Với Hồ Chủ tịch, đọc sách không chỉ cho riêng bản thân mình mà Người luôn quan tâm đến đối tượng thích hợp liên quan đến các bài viết hoặc thông tin  được đăng trong sách báo. Trong “Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch”, Người đã viết: “Mỗi ngày, Cụ xem chừng 25 tờ báo. Báo sáng, báo chiều, báo hàng tuần, báo ngoại quốc. Báo có gì hay, Cụ lấy bút chì đỏ làm dấu vào, rồi bảo anh em xem”.
Theo Người, bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc sách. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn. Làm nhà báo, nhà văn lại càng phải đọc. Người khuyên chúng ta : “Muốn có nhiều tài liệu phải xem cho rộng...Xem được nhiều thứ báo chừng nào thì lấy được nhiều tài liệu chừng ấy(5). Và Người còn nói thêm : “Tìm tài liệu cũng giống như công tác khác, phải chịu khó. Có khi xem tờ báo này có vấn đề này, xem tờ báo khác có vấn đề khác, rồi ghép hai ba vấn đề, hai ba con số làm thành tài liệu mà viết(6).
Bác Hồ luôn chú trọng việc đọc đi đôi với hành

Bài học thứ hai có thể rút ra trong phương pháp đọc sách báo của Hồ Chủ tịch là đọc luôn phải có suy nghĩ kĩ càng không nhất thời hồ đồ tin ngay theo sách. Người đã từng nhấn mạnh : “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách. Có vấn đề thông suốt thì mạnh dạn đề ra cho vỡ lẽ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt ra câu hỏi : “ vì sao” đều phải suy nghĩ kỹ càng, xem nó có hợp với thực tế hay không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ cho chín chắn. (7)

Với những sách báo quan trọng, có những từ hoặc vấn đề không hiểu Người có thể đọc đi đọc lại nhiều lần cho đến khi hiểu cặn kẽ mới thôi. Ví dụ điển hình nhất cho nguyên lý này là việc Bác Hồ đọc tác phẩm “Tư bản luận” của Mác và “Luận cương” của Lênin. Chính nhờ việc đọc sâu hiểu kỹ Người đã có thể đem những điều đã đọc vào áp dụng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đọc sách báo là một công việc nhiều người có thể làm được, nhưng đọc để hiểu được cái thần của sách, đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của sách báo thì không phải ai cũng làm được. Muốn làm được điều đó đòi hỏi người đọc phải có sự hiểu biết rộng và khả năng phân tích tổng hợp tốt.
Sinh thời Người rất không tán thành lối đọc để mà đọc, không hiểu biết thực sự những điều đã đọc và theo Người đó là dạng đọc phù phiếm. Trong cuốn “Về vấn đề học tập” trang 58 đã nêu một ý kiến rất xác đáng của Bác : “Có đồng chí thuộc lòng một số sách vở về chủ nghĩa Mác - Lênin. Họ tự cho mình là người hiểu biết chủ nghĩa Mác - Lênin hơn ai hết. Song khi gặp việc thực tế, thì họ hoặc máy móc, hoặc là lúng túng. Lời nói và việc làm của họ không nhất trí. Họ học sách vở Mác - Lênin. Học để trang sức chứ không phải để vận dụng vào công việc cách mạng”.
Bài học thứ ba và cũng là bài học quan trọng nhất trong phương pháp đọc của Hồ Chủ tịch là vấn đề áp dụng những điều đã đọc được vào thực tiễn cách mạng, thực tiễn cuộc sống. Tiếp thu quan điểm của Nguyễn Trãi : “Sửa mình lấy thiện làm vui. Lập thân đâu phải cứ ngồi đọc suông” và tán thành quan niệm của Lê Quí Đôn: “Đọc sách không cần nhiều, đọc được một chữ đêm áp dụng được một chữ, thế là được”, Hồ Chủ tịch luôn rất chú trọng đem ứng dụng các điều đã thu lượm được qua sách báo. Người đã từng nói : “Siêng xem sách và xem được nhiều sách là quí” nhưng Người đã nhấn mạnh : “Dù xem được hàng ngàn quyển lý luận nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào cái hòm đựng sách.”. Nếu như trong học tập Hồ Chủ tịch luôn nhấn mạnh đến chữ hành thì trong đọc sách Người luôn quan tâm đến vấn đề áp dụng. Và phải biết áp dụng dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh của thực tiễn. Người rất ghét lối đọc chỉ để mà đọc, với Người đó là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Và sự vân dụng tài tình những điều đã học và đã đọc chính một trong những điểm mấu chốt trong vấn đề đọc sách của Bác Hồ. Trong cuốn con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lênin trang 110, Người đã viết : “Chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của  Lênin nhưng vận dụng một cách có sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng ta đã chiến đấu và giành được thắng lợi như các đồng chí đã biết”.
Xã hội loài người phát triển được một phần lớn là nhờ con người có khả năng học tập lẫn nhau cộng hưởng các sức mạnh cá nhân tạo nên sức mạnh to lớn của cộng đồng. Sách báo sẽ là một nguồn tài nguyên vô giá giúp cho con người học tập và không ngừng vươn lên để tự hoàn thiện mình. Bài học tự học qua sách báo của Hồ Chủ tịch sẽ mãi là tấm gương sáng cho mỗi người chúng ta học tập và noi theo. Và một lần nữa chúng ta  lại có thêm một minh chứng của việc “Đọc sách, mắt như đèn muôn dặm” (như lời Cao Bá Quát xưa từng nói ). Ánh sáng từ đôi mắt ấy mãi mãi sẽ là ngọn đèn soi rọi trên con đường  dân tộc chúng ta đi.
Tài liệu trích dẫn
1. Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. -H.: Uỷ ban khoa học xã hội, 1990
2. Hồ Chí Minh. Phát huy tinh thần cầu học cầu tiến bộ.- H.: Sự thật, 1960.- Tr 14
3. Sơn Tùng. Búp sen xanh. H.: Kim Đồng, 2000.- Tr 176
4. Tên một bài báo Hồ Chủ tịch viết năm 1954
5. Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch. Tập 6.- Tr 72
 6. Chúng ta có Bác Hồ .- H.: Lao động, 1990. -Tr 46
7. Hồ Chí Minh. Về vấn đề học tập. H.- Sự thật, 1971.- Tr 53
8. Phan Ngọc. Bản sắc văn hoá Việt Nam.- H.: Văn hoá thông tin, 1998.- Tr 28.
Vũ Dương Thúy Ngà - http://huc.edu.vn



LÝ THUYẾT CON GIÁN - Sundar Pichai


"Sundar Pichai là CEO của Google từ 2015. Lý thuyết "con gián" của ông rất hay. Có thể hiểu lý thuyết này qua câu chuyện sau:
"Một con gián, không biết từ đâu, bay vào nhà hàng và đậu lên vai một quý bà.
Quý bà vô cùng hoảng hốt. Khuôn mặt sợ đến tái mét, bà vừa la hét, vừa nhảy ra khỏi ghế ngồi, cố lắc thật mạnh để tách con gián ra.
Con gián bay sang đỗ lên vai một quý bà khác. Quý bà này cũng sợ hãi không kém và tạo ra một sự hỗn loạn còn lớn hơn.
Và cứ thế, con gián chuyền từ người này sang người khác. Sự hỗn loạn ngày càng gia tăng.
Cuối cùng người bồi bàn cũng chạy tới. Anh lấy chiếc khăn xua nhẹ và con gián vô tình bay sang vai anh. Rất bình tĩnh, anh chậm rãi đi ra cửa, rồi chạm nhẹ vào nó. Con gián tự bay ra vườn. Sự hỗn loạn kết thúc".
Sundar Pichai đúc kết:
"Nhìn qua, chúng ta dễ lầm tưởng rằng, sự hỗn loạn là do con gián mang lại. Nhưng qua cách xử lý của người bồi bàn, chúng ta hiểu là không phải thế. Sự hỗn loạn thực tế đã được tạo ra bởi những hành động của các quý bà đối với con gián, chứ không phải bản thân con gián".
Trong cuộc sống, những chuyện ta không mong muốn vẫn luôn xảy ra. Chẳng hạn, nhỏ thì như chuyện: cơm sống, canh mặn; hoặc lớn hơn như chuyện: trẻ con hàng xóm đánh nhau hay anh chồng nhậu say xỉn... Bản thân chúng chưa phải là vấn đề; chính thái độ và cách xử lý không thích hợp của chúng ta mới thực sự biến chúng thành vấn đề."
(st)

Xem thêm>>

Xem thêm>>

Đóng liên hệ [x]
hotline0916 72 69 59