1. Đề cao tính tự lập
Theo 1 nghiên cứu, mỗi bà mẹ Nhật Bản bỏ ra trung bình 2 giờ/tuần để tập trung vào việc hỗ trợ và giúp đỡ con làm những việc cơ bản hằng ngày (phụ huynh nước Mỹ mất khoảng 24h/tuần). Khoảng thời gian còn lại, trẻ em Nhật Bản có khả năng tự thực hiện và giải quyết các nhu cầu cá nhân mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn.
Để làm được điều ấy, các bậc phụ huynh người Nhật Bản thường dạy con những kỹ năng cần thiết để tự lập trong 2 năm đầu tiên. Sau đó, cha mẹ gần như không bao giờ chủ động thực hiện các nhu cầu của con. Những việc ngoài khả năng của mình, trẻ phải lên tiếng nhờ giúp đỡ và đợi cha mẹ chấp thuận.
Trong văn hóa Nhật Bản, người giữ trẻ tại nhà, dỗ con ngủ… là những điều gần như không bao giờ xảy ra. Nhờ vậy, trẻ em Nhật Bản không chỉ tự lập hằng ngày mà còn rất giỏi trong việc ứng phó với những tình huống bất ngờ: hỏa hoạn, lạc đường, động đất,…
2. Dạy trẻ biết chờ đợi
Khi bắt gặp trẻ em Nhật Bản ở nơi công cộng, những người ngoại quốc sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên về khả năng tự kiểm soát hành vi và cảm xúc của chúng. Trẻ em xử sở mặt trời mọc được giáo dục rằng, không có chuyện khóc lóc và mè nheo để có được điều mình muốn. Chúng sẽ phải đợi theo thứ tự cũng như đến khi được người lớn chấp thuận hoặc từ chối yêu cầu đó.
3. Hiểu giá trị của sự đồng cảm
Đây là 1 nét đặc trưng trong phong cách dạy con của bậc cha mẹ Nhật Bản. Trong khi phụ huynh ở nhiều nước thường yêu cầu con cái tuân thủ các quy tắc bằng các hình thức ra lệnh như lời nói và hành động. Các bà mẹ người Nhật Bản lại hướng đến việc chia sẻ cảm giác của mình cũng như những người xung quanh đối với hành động của trẻ. Bằng cách đó, trẻ em Nhật Bản học được cách biết cách quan sát, lắng nghe cảm xúc của cha mẹ và mọi người xung quanh từ rất sớm.
4. Hình thức kỷ luật
Nhật Bản nổi tiếng là đất nước có nền văn hóa kỷ luật, vì vậy nhiều người nghĩ rằng trẻ em nước này phải tuân thủ những quy tắc cứng nhắc trong sự giáo dục từ sớm. Nhưng không hoàn toàn như vậy, cha mẹ Nhật đưa ra khá nhiều quy tắc cho con nhưng không giám sát việc thực hiện chúng bằng các hình phạt. Thay vào đó, nuôi dưỡng 1 đứa trẻ có sự nhất quán trong giáo dục ở mọi nơi (trường học, câu lạc bộ, khu vực sinh sống…) Quy tắc hợp tác và hòa hợp được gia đình, nhà trường và xã hội áp dụng rất chặt chẽ, nhất quán giúp trẻ dễ dàng tiếp thu cách ứng xử đúng đắn.
5. Văn hóa quốc gia ảnh hưởng đến cách giáo dục trẻ em
Văn hóa bắt đầu ảnh hưởng đến 1 đứa trẻ từ khi chúng còn nằm trong bụng mẹ, những gì người mẹ ăn, âm thanh chúng nghe được,… Sau khi được sinh ra, sự ảnh hưởng của văn hóa đến tính cách, kỹ năng và thái độ của 1 đứa trẻ càng lớn. Bởi vậy, cha mẹ nên nghiên cứu và thống nhất trong việc đưa ra phương pháp dạy con phù hợp.
Theo Linh Trang (Theo Brianlosullivan) (Dân Việt)