Học Cùng Con Yêu

logo

Giới thiệu

Với mong muốn chia sẻ tới Quý vị phụ huynh, các em Học Sinh những cuốn sách, những phương pháp, những bài giảng ...để giúp các em học tập được vui vẻ hơn, bớt áp lực và hiệu quả hơn.

Hãy Vững Tin

Cố gắng lên
Đừng bao giờ gục ngã
Dù cuộc đời lắm bão tố phong ba
Hãy vững tin mà bước về
phía trước
Đừng bao giờ lùi bước lại
phía sau
Thôi bỏ đi những gì là quá khứ
Hãy đón chờ những thứ của
ngày mai
Và biết đâu trên những chặng
đường dài
Ta tìm thấy những gì mình
đã mất
(st)

Contact form

Người theo dõi

Tổng số lượt xem trang

FB

Design by - Blogger Templates | Distributed by Blogger Templates

Ngôn Ngữ

Made with Love by

Quick Spot Template is Designed Theme for Giving Enhanced look Various Features are available Which is designed in User friendly to handle by Piki Developers. Simple and elegant themes for making it more comfortable

Bánh trung thu nhập khẩu từ Malaysia

Mua hàng tại Nguyễn Kim

Tiêu điểm

Bài đăng mới

quang cao
Sự kiện tiêu biểu

Thời kỳ vàng kích thích trí não bé phát triển cha mẹ không nên bỏ lỡ

Kích thích trí não ở bé không phức tạp như bạn nghĩ, chỉ cần nắm bắt thời kỳ vàng trước 3 tuổi của bé.

Bắt đầu khi bé biết lật, biết bò thì bố mẹ càng chăm chút kỹ hơn vì sợ con bị tác động xấu từ bên ngoài, nhưng bạn lại dễ bỏ qua việc quan tâm đến phát triển trí lực của bé. Kích thích trí não ở bé không phức tạp như bạn nghĩ, chỉ cần nắm bắt thời kỳ vàng trước 3 tuổi của bé.
Hãy sáng tạo môi trường xung quanh để bé thỏa sức tìm tòi, khám phá
Cùng với sự tăng dần của độ tuổi và sự hoàn thiện các động tác, bé sẽ bắt đầu nảy sinh hứng thú mạnh mẽ với tất cả mọi thứ xung quanh. Đặc biệt là ở thời kỳ trước 3 tuổi. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh chỉ vì lo lắng sức khỏe và sự an toàn của bé mà vô hình chung ngăn cản bé khám phá thế giới.
Thời kỳ vàng kích thích trí não bé phát triển cha mẹ không nên bỏ lỡ - Ảnh 1.
Bạn cần tạo ra một môi trường càng sáng tạo và muôn màu muôn vẻ càng tốt (Ảnh minh họa).
Thực tế, khi bạn quá bao bọc và không để bé tiếp xúc nhiều với sự vật, hiện tượng bên ngoài không những cản trở tự do tìm tòi của bé mà còn gây bất lợi cho sự phát triển trí não và các động tác của bé về sau.
Bạn cần tạo ra một môi trường càng sáng tạo và muôn màu muôn vẻ càng tốt. Chỉ cần dọn dẹp những vật có thể gây sát thương cho bé là được. Hãy để bé thoải mái chơi đùa trong không gian an toàn sẽ rất tốt để kích thích trí lực của bé.
Thường xuyên cùng bé đọc sách, truyện
Các nghiên cứu cho thấy, những bé có thể bắt đầu được nhìn hình ảnh và đọc sách, kể chuyện từ nhỏ thì sau khi lớn lên sẽ càng thông minh và ưu tú hơn hẳn. Bạn đừng nghĩ bé còn quá nhỏ thì sẽ không thể nhớ gì trong những quyển sách, quyển truyện.
Thời kỳ vàng kích thích trí não bé phát triển cha mẹ không nên bỏ lỡ - Ảnh 2.
Những bé có thể bắt đầu được nhìn hình ảnh và đọc sách, kể chuyện từ nhỏ thì sau khi lớn lên sẽ càng thông minh và ưu tú hơn hẳn (Ảnh minh họa).
Trên thực tế, giai đoạn trước 3 tuổi cùng bé đọc hay kể chuyện không phải để bé ghi nhớ mà là để bồi dưỡng khả năng hiểu và năng lực tưởng tượng ở bé, giúp bé ngày càng giỏi trong quá trình tư duy.
Đừng cấm bé tô vẽ nguệch ngoạc
Sự hiếu kỳ ở bé còn được xem là khả năng "hội họa" bẩm sinh, thậm chí nó xuất hiện rất sớm khi bé trước 3 tuổi.
Khi bé nhận ra được cây bút, cây cọ trong tay mình có thể tạo ra những đường nét, hình ảnh và màu sắc thì hứng thú đối với hội họa sẽ được mở ra, chỉ cần có cơ hội là bé sẽ thỏa thích "múa bút" cho mà xem.
Thời kỳ vàng kích thích trí não bé phát triển cha mẹ không nên bỏ lỡ - Ảnh 3.
Những hình thù xiêu vẹo tạo ra từ tay bé chính là nguyên liệu kích thích trí não ở bé (Ảnh minh họa)..
Đa số các ông bố, bà mẹ cảm thấy hơi phiền vì hành động thích tô vẽ nguệch ngoạc này của bé. Thật ra, những hình thù xiêu vẹo tạo ra từ tay bé chính là nguyên liệu kích thích trí não ở bé.
Nếu lo lắng bé sẽ tạo ra những "tác phẩm" trên tường, bàn ghế, quần áo… thì bạn chỉ cần tạo một không gian riêng cho bé vẽ vời. Thậm chí chỉ cần một chiếc cọ với nước sạch cũng có thể khiến bé thỏa mãn để "sáng tác" rồi.
Bạn cũng cần chú trọng việc cân bằng dinh dưỡng cho bé
Muốn bé phát triển trí não ngày càng tốt thì dinh dưỡng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Cân nặng của não ở bé sơ sinh chỉ bằng 25% so với của người trưởng thành. Khi bé được 1 tuổi thì con số này đạt 50%, và lúc 2 - 3 tuổi sẽ đạt 90% so với người lớn.
Thời kỳ vàng kích thích trí não bé phát triển cha mẹ không nên bỏ lỡ - Ảnh 4.
Tạo một thực đơn phong phú và lành mạnh để cân bằng dinh dưỡng đầy đủ hơn cho bé (Ảnh minh họa).
Có thể thấy, ở độ tuổi từ 0 - 3 chính là thời kỳ then chốt để kích thích trí não của bé. Do vậy, bạn không nên quá hạn chế những thực phẩm hằng ngày cho bé ăn. Hãy tạo một thực đơn phong phú và lành mạnh để cân bằng dinh dưỡng đầy đủ hơn cho bé.
Đưa bé ra ngoài trải nghiệm nhiều hơn
Nhìn, nghe, ngửi, nếm và chạm là 5 giác quan quan trọng giúp bé nhận biết thế giới sớm nhất. Những kích thích ngũ quan này càng phong phú thì não bộ của bé tiếp nhận càng nhiều thông tin, các tầng vỏ não càng linh hoạt hơn.
Thời kỳ vàng kích thích trí não bé phát triển cha mẹ không nên bỏ lỡ - Ảnh 5.
Nhìn, nghe, ngửi, nếm và chạm là 5 giác quan quan trọng giúp bé nhận biết thế giới sớm nhất (Ảnh minh họa).
Trong giai đoạn 0 - 3 tuổi, bố mẹ đừng ngại đưa bé ra ngoài khám phá nhiều hơn. Hãy để bé dùng 5 giác quan tiếp xúc và trải nghiệm những thứ mới mẻ. Đó không chỉ là trải nghiệm đáng quý cho bé mà còn khiến bé càng thông minh, lanh lợi hơn khi trưởng thành.
Nguồn: Pcbaby

Sự khác biệt khiến cả thế giới ngưỡng mộ cách dạy con của người Nhật

Người nước ngoài khi đến Nhật Bản không khỏi ngạc nhiên trước sự tự giác, kỷ luật của trẻ em nước này. Tất cả là nhờ vào cách dậy con đáng ngưỡng mộ của phụ huynh xứ sở mặt trời mọc.

1. Đề cao tính tự lập
Theo 1 nghiên cứu, mỗi bà mẹ Nhật Bản bỏ ra trung bình 2 giờ/tuần để tập trung vào việc hỗ trợ và giúp đỡ con làm những việc cơ bản hằng ngày (phụ huynh nước Mỹ mất khoảng 24h/tuần). Khoảng thời gian còn lại, trẻ em Nhật Bản có khả năng tự thực hiện và giải quyết các nhu cầu cá nhân mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn.
Sự khác biệt khiến cả thế giới ngưỡng mộ cách dạy con của người Nhật - 1
Để làm được điều ấy, các bậc phụ huynh người Nhật Bản thường dạy con những kỹ năng cần thiết để tự lập trong 2 năm đầu tiên. Sau đó, cha mẹ gần như không bao giờ chủ động thực hiện các nhu cầu của con. Những việc ngoài khả năng của mình, trẻ phải lên tiếng nhờ giúp đỡ và đợi cha mẹ chấp thuận.
Trong văn hóa Nhật Bản, người giữ trẻ tại nhà, dỗ con ngủ… là những điều gần như không bao giờ xảy ra. Nhờ vậy, trẻ em Nhật Bản không chỉ tự lập hằng ngày mà còn rất giỏi trong việc ứng phó với những tình huống bất ngờ: hỏa hoạn, lạc đường, động đất,…
2. Dạy trẻ biết chờ đợi
Khi bắt gặp trẻ em Nhật Bản ở nơi công cộng, những người ngoại quốc sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên về khả năng tự kiểm soát hành vi và cảm xúc của chúng. Trẻ em xử sở mặt trời mọc được giáo dục rằng, không có chuyện khóc lóc và mè nheo để có được điều mình muốn. Chúng sẽ phải đợi theo thứ tự cũng như đến khi được người lớn chấp thuận hoặc từ chối yêu cầu đó.
Sự khác biệt khiến cả thế giới ngưỡng mộ cách dạy con của người Nhật - 2
3. Hiểu giá trị của sự đồng cảm
Đây là 1 nét đặc trưng trong phong cách dạy con của bậc cha mẹ Nhật Bản. Trong khi phụ huynh ở nhiều nước thường yêu cầu con cái tuân thủ các quy tắc bằng các hình thức ra lệnh như lời nói và hành động. Các bà mẹ người Nhật Bản lại hướng đến việc chia sẻ cảm giác của mình cũng như những người xung quanh đối với hành động của trẻ. Bằng cách đó, trẻ em Nhật Bản học được cách biết cách quan sát, lắng nghe cảm xúc của cha mẹ và mọi người xung quanh từ rất sớm.
4. Hình thức kỷ luật
Nhật Bản nổi tiếng là đất nước có nền văn hóa kỷ luật, vì vậy nhiều người nghĩ rằng trẻ em nước này phải tuân thủ những quy tắc cứng nhắc trong sự giáo dục từ sớm. Nhưng không hoàn toàn như vậy, cha mẹ Nhật đưa ra khá nhiều quy tắc cho con nhưng không giám sát việc thực hiện chúng bằng các hình phạt. Thay vào đó, nuôi dưỡng 1 đứa trẻ có sự nhất quán trong giáo dục ở mọi nơi (trường học, câu lạc bộ, khu vực sinh sống…) Quy tắc hợp tác và hòa hợp được gia đình, nhà trường và xã hội áp dụng rất chặt chẽ, nhất quán giúp trẻ dễ dàng tiếp thu cách ứng xử đúng đắn.
Sự khác biệt khiến cả thế giới ngưỡng mộ cách dạy con của người Nhật - 3
5. Văn hóa quốc gia ảnh hưởng đến cách giáo dục trẻ em
Văn hóa bắt đầu ảnh hưởng đến 1 đứa trẻ từ khi chúng còn nằm trong bụng mẹ, những gì người mẹ ăn, âm thanh chúng nghe được,… Sau khi được sinh ra, sự ảnh hưởng của văn hóa đến tính cách, kỹ năng và thái độ của 1 đứa trẻ càng lớn. Bởi vậy, cha mẹ nên nghiên cứu và thống nhất trong việc đưa ra phương pháp dạy con phù hợp.
Theo Linh Trang (Theo Brianlosullivan) (Dân Việt)

Điểm chung trong cách dạy con của 6 tỉ phú giàu có, quyền lực nhất thế giới

Phương pháp dạy con độc đáo của những tỉ phú giàu có và quyền lực bậc nhất thế giới dưới đây sẽ khiến không ít bậc cha mẹ ngạc nhiên và ngưỡng mộ vì... quá đúng.

1. Bill Gates, nhà đồng sáng lập Tập đoàn Microsoft
Điểm chung trong cách dạy con của 6 tỉ phú giàu có, quyền lực nhất thế giới - 1
Tỷ phú giàu có và quyền lực bậc nhất thế giới này có 3 người con. Quy định được ông đặt ra là các con tuyệt đối không được sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng cho đến khi chúng đủ 14 tuổi. Gates chia sẻ rằng, mặc dù bọn trẻ có than phiền vì bạn bè của chúng đều được sử dụng các thiết bị điện tử từ khá sớm, nhưng ông và vợ vẫn giữ vững quan điểm.
Sau khi các con của Bill Gates đủ tuổi được sử dụng các thiết bị điện tử thì chúng vẫn phải tuân thủ các quy định sau:
- Các thiết bị điện tử chỉ được sử dụng để làm bài tập về nhà và trò chuyện với bạn bè.
- Không được phép sử dụng bất kỳ thiết bị nào trong khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Cha mẹ có quyền hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị này.
Điểm chung trong cách dạy con của 6 tỉ phú giàu có, quyền lực nhất thế giới - 2
Những đứa trẻ nhà Gates cũng không đòi hỏi mua các thiết bị của Apple, chúng khá hài lòng khi sử dụng điện thoại và máy tính xách tay Windows.
2. Chris Anderson, Giám đốc điều hành 3D Robotics, công ty chuyên sản xuất máy bay không người lái
Điểm chung trong cách dạy con của 6 tỉ phú giàu có, quyền lực nhất thế giới - 3
Nhà tỉ phú này cũng đặt ra rất nhiều quy định nghiêm ngặt nhằm giảm tải tối đa thời gian sử dụng điện thoại di động và máy tính xách tay của các con. Những đứa trẻ nhà Anderson thường xuyên than phiền rằng các bạn của chúng không phải làm theo quy tắc như vậy.
Tuy nhiên, Anderson cương quyết thực hiện những quy tắc do mình đặt ra vì ông không muốn cuộc sống của các con phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị điện tử. Ông lo rằng những thông tin độc hại và nguy hiểm tràn lan trên mạng internet có thể ảnh hưởng xấu tới con mình.

3. Dick Costolo, cựu Giám đốc điều hành của Twitter
Điểm chung trong cách dạy con của 6 tỉ phú giàu có, quyền lực nhất thế giới - 4
Những đứa trẻ nhà Costolo không bị hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử nhưng người cha tỉ phú lại đặt ra quy định nghiêm ngặt về phạm vi sử dụng chúng. Theo đó, các con của cựu CEO Twitter chỉ được phép sử dụng thiết bị điện tử trong phòng khách, tuyệt đối không được mang lên giường hoặc trên bàn ăn.
4. Alex Constantinople, nữ CEO quyền lực của OutCast Agency
Điểm chung trong cách dạy con của 6 tỉ phú giàu có, quyền lực nhất thế giới - 5
Alex cũng nổi tiếng là 1 phụ huynh nghiêm khắc khi không cho phép cậu con trai út được động vào các thiết bị điện tử vào tất cả các ngày trong tuần. Những đứa trẻ lớn hơn cũng chỉ được phép sử dụng điện thoại và máy tính bảng tối đa 30 phút hằng ngày.
5. Evan Williams, người sáng lập  Twitter và đồng sáng lập Pyra Labs
Điểm chung trong cách dạy con của 6 tỉ phú giàu có, quyền lực nhất thế giới - 6
Evan Williams có 2 cậu con trai và tất cả chúng đều không được phép sử dụng máy tính bảng và điện thoại. Thay vào đó, nhà Williams có rất nhiều sách. Theo tỉ phú công nghệ này thì sách là nơi bạn có thể tìm kiếm bất kỳ thông tin gì mình muốn cũng như giúp là phương tiện giải trí tuyệt vời trong thời gian rảnh rỗi.
6. Steve Jobs, cha đẻ của Apple
Điểm chung trong cách dạy con của 6 tỉ phú giàu có, quyền lực nhất thế giới - 7
Nếu cho rằng các thành viên trong gia đình huyền thoại công nghệ này sẽ được trang bị những thiết bị điện tử hiện đại nhất và luôn sử dụng chúng thì bạn đã lầm. Jobs đã từng tiết lộ, những đứa con của ông bị cấm sử dụng Ipad. Ông luôn cố gắng giúp các thành viên trong gia đình ưu tiên dành thời gian cho những cuộc nói chuyện thực tế hơn là cắm mặt vào các thiết bị điện tử. Đó là lý do vì sao gia đình ông thường trò chuyện sau bữa ăn tối hàng giờ liền.
Theo Linh Trang (Businessinsider) (Dân Việt)

Bí mật trong cách nuôi dạy khác người của các bố mẹ có con thiên tài

Các nhà khoa học đều cho rằng không ai vừa sinh ra đã là thiên tài mà là kết quả của việc người đó đã được nuôi dạy thế nào từ thời thơ ấu. Dưới đây là những điểm chung của các bậc cha mẹ đã làm được điều này.

1. Không đánh mắng con
Bạo lực không bao giờ hiệu quả với hành vi và cảm xúc của một đứa trẻ. Thay vào đó, trẻ sẽ tìm mọi cách để tránh các hình phạt. Những trẻ này sẽ trở thành kẻ nói dối để đạt được điều mình muốn. Ngược lại, những trẻ không phải nếm đòn roi thường ít trầm cảm, biết kiểm soát cảm xúc và có trí nhớ tốt hơn.
2. Không phán xét mà khích lệ sự nỗ lực của con
Trẻ em, cũng như người lớn, nghĩ về thành công theo 2 cách: Những người có tư duy bảo thủ cho rằng tính cách, sự thông minh và sáng tạo có thể không bao giờ thay đổi. Cách duy nhất để đạt được thành công là bằng mọi giá phải tránh thất bại.
Ngược lại, người có tư duy cầu tiến coi thất bại là cơ hội để hiểu rõ các kỹ năng và khả năng của mình. Để khích lệ trẻ phát triển tư duy cầu tiến, đừng bao giờ nói rằng trẻ thành công chỉ vì tài năng bẩm sinh. Thay vào đó, hãy trân trọng và khuyến khích sự nỗ lực của con.
3. Dạy trẻ cách phân tích và đối mặt với các vấn đề
Kiểm soát liên tục có thể dẫn đến những ảnh hưởng về nhận thức và hành vi của trẻ trong tương lai. Tin tưởng con, để chúng tự quyết định là cách nuôi dạy hiệu quả. Hãy bắt đầu với những thứ nhỏ như để trẻ lựa chọn mặc gì hay ăn gì vào buổi sáng. Con bạn sẽ dần trở nên độc lập và hiểu điều mình thực sự muốn trong đời. Hãy lắng nghe cẩn thận nếu con quyết định chia sẻ những vấn đề của mình với bạn và giúp con đưa ra lựa chọn tốt nhất.
4. Dành thời gian bên nhau
Các bậc phụ huynh thời hiện đại đều có lịch trình bận rộn. Khi cảm thấy mệt, nhiều người thường bật tivi cho con xem để chúng không mè nheo, quấy rầy. Nhưng có những hoạt động khiến cả con cái lẫn bố mẹ đều cảm thấy vui vẻ. Trẻ sẽ quên ngay những thứ bạn mua cho nhưng sẽ nhớ mãi khoảng thời gian bạn đã dành cho chúng.
Chẳng hạn, khoa học đã chứng minh những trẻ gắn bó nhiều với cha mẹ, lớn lên sẽ xây dựng được những kỹ năng làm việc hiệu quả cũng như các mối quan hệ tốt đẹp.

5. Cùng nhau tận hưởng các bữa ăn gia đình
Các nhà khoa học đã kết luận rằng, cùng dùng bữa với gia đình thường xuyên có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ thấp của chứng trầm cảm, ý nghĩ tự sát cũng như những ảnh hưởng xấu đến trí não ở độ tuổi thanh thiếu niên. Các em cũng có cái nhìn tích cực, sâu rộng hơn về mọi thứ so với bạn bè cùng lứa mà ít dùng bữa với người thân. Và nhớ nên tắt tivi vào những thời điểm này.
6. Dạy trẻ biết quan tâm
Ngay từ khi còn nhỏ, việc dạy trẻ biết quan tâm, chăm sóc người khác và biết ơn ai đã giúp mình rất quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy những người từng bày tỏ sự biết ơn thường sống có ích, biết cảm thông và tha thứ hơn. Ngoài ra, họ cũng cảm thấy hạnh phúc, khỏe mạnh và cũng dễ có những đột phá hơn.
7. Giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp
Các nhà khoa học tại Đại học Pennsylvania và Đại học Duke đã nghiên cứu 700 trẻ cho tới khi 25 tuổi. Những trẻ mẫu giáo đã biết hòa đồng, hợp tác với bạn bè thì có tỷ lệ đỗ đại học và những thành công vượt trội cao hơn. Những người gặp vấn đề về giao tiếp có nhiều nguy cơ trở thành tội phạm hay nghiện rượu hơn.
8. Ít lo lắng
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tâm trạng của người mẹ, dù là tích cực hay tiêu cực, đều ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên khác trong gia đình. Những bố mẹ căng thẳng thì con cái cũng cảm thấy tương tự.
9. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với con
Trẻ sẽ biết quan tâm, tôn trọng khi chúng được đối xử theo cách đó. Khi cảm nhận được tình yêu của bố mẹ, trẻ trở nên gắn bó hơn với người sinh thành. Sự gắn bó đó khiến trẻ có khả năng đánh giá tốt mọi việc và học hỏi nhanh hơn. Dành thời gian chất lượng với con có thể rất đơn giản: Cùng đọc truyện trước khi đi ngủ, trò chuyện, lắng nghe bất cứ khi nào con muốn chia sẻ.
10. Giúp con đối phó với những cảm xúc tiêu cực
Trẻ sinh ra không có sẵn khả năng kiểm soát cảm xúc nên cần được bố mẹ hỗ trợ để học hỏi kỹ năng này. Làm chủ được bản thân, khi lớn lên, trẻ sẽ bảo vệ các mối quan hệ của mình khỏi bị phá hoại vì sự tức giận, ghen ghét và các cảm xúc tiêu cực khác.
Bố mẹ nên cố gắng giúp trẻ hiểu về các cảm xúc của chính mình và dạy con nói về những điều ấy. Hãy cho con thấy một mẹo đơn giản để đối phó với trạng thái khó kiểm soát: Ngừng lại vài giây, hít thật sâu bằng mũi, thở chậm ra bằng miệng và đếm tới 5.
 Theo Huyền Anh (Theo Brightside) (Dân Việt)

10 cách dạy con thông minh cha mẹ nào cũng có thể làm

Những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bố mẹ nuôi dạy một đứa trẻ thông minh và khỏe mạnh.
1. Tương tác với con
Các nhà khoa học đã quan sát những đứa trẻ không được ôm ấp, yêu thương và chơi cùng với bố mẹ hầu như không phát triển não bộ. Họ cũng nhận thấy những đứa trẻ không được ôm ấp và không nhận được sự quan tâm chú ý không phát triển đồng đều, và thường có cảm giác chán nản, thậm chí có thể tử vong. Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tương tác như ôm ấp, chơi với con giúp phát triển trí tuệ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những đứa trẻ. Kết nối yêu thương cùng với những tương tác được hình thành giữa bạn và con của bạn sẽ mang lại nền tảng cho việc phát triển các kỹ năng tư duy.
2. Nói chuyện với trẻ
Hãy nói chuyện với trẻ và lắng nghe những gì trẻ nói. Điều này giúp củng cố khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Bạn cũng có thể đọc sách cho con nghe. Hãy bắt đầu đọc sách cho trẻ ngay cả khi trẻ chưa biết chữ. Điều này sẽ đặt nền móng cho sự phát triển các kĩ năng ngôn ngữ. Những đứa trẻ được bố mẹ đọc sách cho nghe từ nhỏ có khả năng phát triển niềm đam mê đọc sách, có thành tích học tốt ở trường và thành đạt trong cuộc sống khi trưởng thành. Đọc sách cho trẻ là một trong những họat động quan trọng để nuôi dạy một đứa trẻ thông minh.

Ảnh minh họa.
3. Phát triển cân bằng cả bán cầu não trái và bán cầu não phải
Bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, viết, tính toán, sắp xếp, phân loại, ghi nhớ từ ngữ và tri giác thời gian, Còn bán cầu não phải có vai trò xử lý hình tượng tổng thể, khái niệm không gian, phân biệt hình vẽ, khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng bắt chước. Bán cầu phải có cơ năng mang tính chỉnh thể, tổng hợp, sáng tạo, chủ quan trực giác, trí tưởng tượng, thái độ, tình cảm, ý chí của con người. Tuy rằng mỗi bên bán cầu não có chức năng riêng, song chúng luôn tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.
Phát triển cân bằng cả bán cầu não trái và bán cầu não phải là một trong những nguyên tắc quan trọng để phát triển trí tuệ cho trẻ.
4. Cho trẻ vui chơi
Khi trẻ vui chơi là trẻ đang tạo ra nền tảng để phát triển các kỹ năng trí tuệ, xã hội, thể chất và tình cảm. Khi trẻ được chơi cùng với những trẻ khác cũng là lúc trẻ phát triển và học hỏi các kĩ năng phối hợp, kết hợp ý tưởng, sự chú ý và cảm nhận của người khác.
5. Khuyến khích trẻ tập thể dục
Những bài rèn luyện thể chất không chỉ khiến trẻ khỏe mạnh và còn giúp trẻ phát triển thông minh. Các bài tập sẽ giúp điều hòa lượng máu lên não và tái tạo các tế bào não. Việc tập luyện tốt cho tinh thần của người lớn và đặc biệt hơn đối với trẻ nhỏ nó còn có tác dụng lâu dài đối với sự phát triển của não.

6. Hãy chọn âm nhạc là một phần trong cuộc sống của bạn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc nghe nhạc có thể giúp trẻ phát triển trí nhớ, sự tập trung, động lực và việc học tập. Âm nhạc cũng giúp giảm thiểu căng thẳng – nguyên nhân phá hoạt não bộ của trẻ. Học cách chơi một số nhạc cụ cũng có ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ của não và cách đưa ra những lập luận – việc này đặt nền tảng tốt cho việc phát triển môn toán học trừu tượng sau này. Nếu có thể hãy bắt đầu bằng việc cho trẻ học đàn piano. Sau khi đọc được các nốt nhạc và chơi được 10 nốt cùng một lúc trẻ sẽ dễ dàng học các nhạc cụ khác. Nhưng điều quan trọng hơn cả là cần cho trẻ học chơi các nhạc cụ từ sớm, không quan trọng là nhạc cụ nào.

7. Để cho trẻ quan sát, chứng kiến bạn làm những việc sáng tạo
Trẻ con học thông qua việc bắt chước những hành động của người lớn. Nếu trẻ nhìn thấy bạn gắn bó với những cuốn sách, viết lách hoặc làm những công việc sáng tạo chúng sẽ bắt chước và thông qua đó, dần dần theo quá trình chúng sẽ tìm tòi, khám phá và thông minh hơn.
8. Cho phép trẻ chơi những trò chơi thông minh trên máy tính
Những trò chơi thông tinh trên máy tính có thể dạy cho trẻ về các con số, toán học, âm nhạc, phát âm và nhiều lĩnh vực khác. Các trò chơi này cũng giúp trẻ phát triển các kĩ năng phối hợp tay và mắt và “đào tạo” trẻ những kĩ năng liên quan đến máy tính, công nghệ sau này. Quan trọng hơn, trẻ có thể vừa học vừa chơi. Vừa học vừa chơi một cách thoải mái, vui vẻ là cách tốt nhất để trẻ có thể lĩnh hội kiến thức.
9. Cho trẻ ăn uống đúng cách
Một chế độ thực phẩm phù hợp đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dạy một đứa trẻ thông minh. Chế độ ăn giàu protein như trứng, cá, thịt, đậu, lạc… sẽ giúp cải thiện sư chú ý, mức độ tỉnh táo và tư duy của trẻ. Carbohydrates giúp cung cấp năng lượng để não sử dụng trong quá trình tư duy. Nguồn carbohydrates dồi dào nhất bạn có thể tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại trái cây. Các loại carbohydrate chế biến và đường có ảnh hưởng xấu đến khả năng và mức độ tập trung của trẻ, vì vậy bạn cần lưu ý điều này. Vitamin và khoáng chất cũng rất quan trọng.
10. Đưa trẻ đi chơi
Một số địa điểm tốt bạn có thể đưa bé đến là viện bảo tàng và các điểm du lịch thu hút khách. Đưa trẻ đi du lịch nước ngoài với giá cả phải chăng cũng là một lựa chọn tốt để trẻ có thể khám phá những điều mới.
(Theo Seatimes)

Warren Buffett chỉ ra “sai lầm số 1” khi cha mẹ dạy con cái về tiền bạc

“Đôi khi, cha mẹ đợi con cái của họ đến tuổi thiếu niên mới bắt đầu nói với con về chuyện quản lý tiền bạc”


Trước khi trở thành Tổng giám đốc (CEO) kiêm Chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway, ông Buffett từng "khởi nghiệp" bằng nhiều công việc kinh doanh nho nhỏ.
Năm lên 6 tuổi, cậu bé Buffett mua một lốc 6 lon Coca-Cola với giá 25 cent và bán với giá 5 cent mỗi lon. Ngoài ra, cậu còn giao báo và kẹo cao su đến từng nhà để nhận tiền công.


Warren Buffett chỉ ra “sai lầm số 1” khi cha mẹ dạy con cái về tiền bạc - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett - Ảnh: Getty/CNBC.

"Cha tôi là nguồn cảm hứng lớn nhất của tôi", Buffett nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC vào năm 2013. "Từ khi còn nhỏ, tôi đã sớm học được từ ông ấy những thói quen đúng đắn. Tiết kiệm là một bài học quan trọng cha đã dạy tôi".
Khi được hỏi ông cho điều gì là sai lầm lớn nhất mà các bậc cha mẹ thường mắc phải khi dạy con cái về tiền bạc, vị tỷ phú hàng đầu thế giới nói: "Đôi khi, cha mẹ đợi con cái của họ đến tuổi thiếu niên mới bắt đầu nói với con về chuyện quản lý tiền bạc. Trong khi đó, họ có thể bắt đầu việc này khi con họ còn học mẫu giáo".
Nhận định này của Buffett hoàn toàn có cơ sở: các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng 80% sự tăng trưởng não bộ của con người diễn ra trước khi tròn 3 tuổi.
Một nghiên cứu của Đại học Cambridge phát hiện thấy trẻ em có khả năng nắm bắt những khái niệm cơ bản về tiền bạc trong độ tuổi từ 3-4. Đến năm 7 tuổi, những ý niệm liên quan đến hành vi tài chính trong tương lai của một đứa trẻ về cơ bản đã hình thành.
"Hầu hết các bậc cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc dạy con cái về tiền bạc và làm thế nào để quản lý tốt tiền bạc", ông Buffett nói. Tuy nhiên, trên thực tế, có sự khác biệt lớn giữa "biết" và "hành động".
Một cuộc khảo sát vào năm 2018 của T. Rowe Price đã thu thập câu trả lời của 1.014 người cha mẹ (có con trong độ tuổi 8-14) và hơn 1.000 người trẻ trưởng thành (từ 18-24 tuổi). Kết quả cho thấy, chỉ 4% cha mẹ họ bắt đầu nói chuyện về chủ đề tài chính với con trước khi con 5 tuổi.
30% cha mẹ bắt đầu dạy con cái về tiền khi con đã 15 tuổi hoặc lớn hơn. 14% cho biết họ không bao giờ dạy con về vấn đề này.
"Không bao giờ là quá sớm cả", ông Buffett nói. "Dù đó là dạy con về giá trị của một đồng USD, sự khác biệt giữa những thứ cần phải mua và những thứ muốn mua, hay giá trị của việc tích lũy tiền bạc. Tất cả những khái niệm này đều là những thứ mà mọi trẻ em đều gặp khi còn rất nhỏ tuổi. Bởi vậy, cách tốt nhất là giúp chúng hiểu được những khái niệm đó".
Theo Thăng Điệp/Vneconomy.vn

9 cách dạy con ngoan mà không cần roi vọt

Các bố mẹ thường rất ngạc nhiên khi nghe các chuyên gia chia sẻ rằng họ không dùng bất kỳ hình phạt nào với con, nhưng bọn trẻ vẫn luôn cư xử tốt. Bí quyết dạy con của họ có thể khiến bạn bất ngờ.
Trẻ em luôn học hỏi từ chính cuộc sống hàng ngày và cách hiệu quả nhất để dạy bọn trẻ là làm mẫu và đối xử với chúng theo cách mà bạn muốn chúng đối xử với người khác, bằng tình thương và sự thấu hiểu chứ không phải la mắng hay sử dụng các biện pháp kỷ luật.
Điều đó không có nghĩa rằng bạn không đưa ra những quy tắc hành xử. Không chạy ngoài đường, không đánh em, không đi tiểu trên thảm, không hái trộm hoa của hàng xóm, không làm tổn thương các con vật... đều là những nguyên tắc mà bạn tự lập ra để dạy con nhưng không cần phải phạt trẻ chỉ để ép chúng làm đúng các quy định đó.

Ảnh minh họa.
Chắc bạn sẽ thắc mắc làm sao trẻ có thể học cách không mắc lại sai lầm cũ nếu bạn không phạt chúng ở lần sai đầu. Bạn luôn cho rằng phải phạt bọn trẻ để dạy cho chúng một bài học. Thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng hình phạt với trẻ sẽ tạo ra những hành động sai trái hơn.
Khi bị phạt, trẻ sẽ cảm thấy tức giận và trở nên phòng thủ với mọi thứ xung quanh. Một loại hóc-môn có tên là Adrenalin sẽ nhấn chìm bọn trẻ trong cảm giác muốn chiến đấu thay vì hòa bình, hợp tác. Trẻ sẽ sớm quên những hành động xấu khiến chúng bị phạt và tạo cảm giác sợ hãi, muốn che đậy ở trẻ.
Thay vì phạt trẻ, bạn hãy quan tâm, yêu thương và trở thành những tấm gương để chúng noi theo. Khi đó, trẻ sẽ chấp nhận những quy tắc chúng ta đưa ra một cách dễ dàng hơn.
Vậy, chúng ta có thể làm gì để giúp trẻ sống có kỷ luật?
Điều chỉnh cảm xúc của bản thân
Đó cũng là một điểm bọn trẻ sẽ học từ bạn. Đừng hành động nóng vội khi đang tức giận hay chán nản. Hãy hít thở thật sâu, đợi đến khi bạn bình tĩnh hơn và làm chủ được tình hình.
Học cách thấu hiểu
Bạn phải hiểu rằng khi bọn trẻ nóng giận thì chúng không thể học được gì. Thay vì giảng giải, hãy đưa chúng đến một nơi yên tĩnh, giúp chúng bình tĩnh lại. Đó không phải là một hình phạt mà là một cơ hội để bạn hiểu con hơn. Nếu trẻ vẫn tỏ ra sợ hãi và hoảng sợ, đừng cố giải thích về lỗi lầm của con. Thay vào đó, bạn hãy tạo cho trẻ một cảm giác an toàn và được yêu thương. Sau đó, khi con cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn có thể gần gũi con và nói cho con hiểu vấn đề.

Thay vì quát mắng nặng lời, hãy thấu hiểu con bằng những cử chỉ  yêu thương và lời nói nhẹ nhàng. (Ảnh minh họa)
Giúp đỡ con

Lấy ví dụ như việc tập ngồi bô, bạn sẽ phải giúp con ở những lần đầu. Nhưng khi con đã làm nhiều lần, chúng sẽ tự tin hơn và có thể tự làm. Điều này cũng tương tự như khi bạn dạy con nói lời Cảm ơn, Đợi đến lượt, Không làm quên đồ, Làm bài tập về nhà và nhiều điều khác nữa. Tạo thói quen là một điều rất quan trọng giúp trẻ có những khung hướng dẫn xây dựng những kỹ năng cơ bản, giúp hình thành tính cách. Bạn có thể nổi điên với việc trẻ liên tục quên áo khoác nhưng việc la mắng không giúp trẻ ghi nhớ.
Kết nối trước khi đưa yêu cầu
Trước khi bạn đưa ra những hướng dẫn hay những yêu cầu đối với con, hãy cho trẻ thời gian để làm quen với bạn, đánh thức ham muốn học hỏi từ trẻ. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ cư xử sai khi chúng cảm thấy tiêu cực về bản thân và không có sự kết nối với người xung quanh.
Ví dụ:
- Cúi xuống và nhìn ngang tầm mắt con: “Con đang cư xử không tốt đâu… Hãy nói cho mẹ điều con muốn.... và không được cắn”
- Ôm con: “Con ước rằng mình có thể chơi lâu hơn…nhưng đến giờ đi ngủ rồi”
- Ánh mắt âu yếm: “Trông con có vẻ đang rất buồn”
Đưa ra những quy tắc với sự đồng cảm
Tất nhiên bạn sẽ muốn nhấn mạnh vào một vài quy tắc nhưng bạn cũng cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Khi trẻ cảm thấy được hiểu, chúng sẽ chấp nhận những nguyên tắc dễ dàng hơn.


Đừng trách móc, chỉ trích trẻ, hãy luôn rộng lượng và giúp con biết cách sửa sai, đó là cách dạy con nghe lời khôn ngoan của cha mẹ thông thái. (Ảnh minh họa)

Hướng dẫn trẻ cách sửa sai

Hãy hướng dẫn trẻ bài học này thật sớm để bạn có thể truyền tải những thông điệp của bản thân một cách dễ dàng nhất. Ví dụ như việc bạn dùng khăn giấy lau sạch sữa đổ của con, không phàn nàn và không xấu hổ. Khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ bình tĩnh khi xử lý những cơn cáu giận với các em. Tấm gương về sửa lỗi và xin lỗi sẽ giúp con học một cách nhanh nhất.
Hãy nhớ rằng tất cả các hành vi sai trái cũng là một cách ứng xử theo một nhu cầu chính đáng nào đó (mặc dù sai).
Khi con hành động sai, chúng cũng có những lí do riêng. Lúc đó, bạn nên quan sát xem có phải trẻ đang cáu vì thiếu ngủ hay vì một lí do nào đó không. Hãy trò chuyện với con hoặc cho trẻ thời gian riêng để khóc và giải phóng cảm xúc xáo trộn bị kìm nén. Sau khi trẻ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trên, chúng sẽ hiểu và dừng những hành vi sai trái.
Gia tăng kết nối với con hàng ngày
Hãy tắt điện thoại, máy tính và trò chuyện với con để nghe con thủ thỉ những điều thầm kín nhất. Khi bạn trở thành một người bạn của trẻ, chúng sẽ dễ hợp tác hơn.
Hãy nhớ rằng sự tốt bụng là một phép màu
Tất nhiên là bạn phải tốt với con nhưng hãy làm như vậy với bản thân mình nữa. Bạn không thể là những người cha mẹ giàu tình thương nếu bạn không yêu chính bản thân mình. Hơn thế, con của bạn có thể sẽ hành động đúng như những gì chúng thấy từ bố mẹ. Do vậy, hãy bắt yêu thương bản thân ngay từ hôm nay nhé!
(Theo Trí Thức Trẻ)

Xem thêm>>

Xem thêm>>

Đóng liên hệ [x]
hotline0916 72 69 59