Học Cùng Con Yêu

logo

Giới thiệu

Với mong muốn chia sẻ tới Quý vị phụ huynh, các em Học Sinh những cuốn sách, những phương pháp, những bài giảng ...để giúp các em học tập được vui vẻ hơn, bớt áp lực và hiệu quả hơn.

Hãy Vững Tin

Cố gắng lên
Đừng bao giờ gục ngã
Dù cuộc đời lắm bão tố phong ba
Hãy vững tin mà bước về
phía trước
Đừng bao giờ lùi bước lại
phía sau
Thôi bỏ đi những gì là quá khứ
Hãy đón chờ những thứ của
ngày mai
Và biết đâu trên những chặng
đường dài
Ta tìm thấy những gì mình
đã mất
(st)

Contact form

Người theo dõi

Tổng số lượt xem trang

FB

Design by - Blogger Templates | Distributed by Blogger Templates

Ngôn Ngữ

Made with Love by

Quick Spot Template is Designed Theme for Giving Enhanced look Various Features are available Which is designed in User friendly to handle by Piki Developers. Simple and elegant themes for making it more comfortable

Bánh trung thu nhập khẩu từ Malaysia

Mua hàng tại Nguyễn Kim

Tiêu điểm

Bài đăng mới

quang cao
Sự kiện tiêu biểu

Tin hot

Hiển thị các bài đăng có nhãn pp-duong-sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn pp-duong-sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Thiền là pháp môn như thế nào mà có thể hấp dẫn người ta theo học nhiều như vậy?

 Theo cách hiểu của người Trung Hoa xưa, thiền (Dhyana Yoga) là trạng thái kéo dài của tập trung (gấp 12 lần), cộng thêm sự suy nghiệm đối tượng, sống với đối tượng đó hay hiểu cách khác là cá nhân thẩm thấu trong đối tượng hoặc đối tượng thẩm thấu trong cá nhân đến mức không còn là hai vật thể riêng biệt. Đối tượng ở đây được hiểu là điều mình đang nghĩ đến. Trong trạng thái “tuy 2 mà 1” ấy, tinh thần, cơ thể cảm giác nhẹ bẫng, khoan khoái, không có ưu phiền hay mệt mỏi.

       Có 2 loại thiền: Thiền có đề mục và thiền không đề mục, trong đó thiền có đề mục là có một đối tượng như vật thể, ý tưởng, một phần của cơ thể hay toàn bộ cơ thể của mình (quán nội quan) rồi suy ngẫm, chiêm nghiệm về nó. Theo khoa học hiện đại thì đây có thể coi là chìa khóa cho sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại do bằng tư duy, suy ngẫm con người mới tháo gỡ, phát minh ra những vấn đề liên quan đến đời sống của mình.
       Còn thiền không đề mục: tức là không có đối tượng, suy nghĩ trong đầu nhưng phải suy nghĩ về trạng thái trống không đó, chứ không phải “rỗng” hoàn toàn. Lão Tử gọi đây là “Đạo” trong câu “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Khoa học hiện đại cũng cho đó là khả năng sinh ra vũ trụ thời kỳ đầu.
       Dưới góc độ khoa học hiện đại mà các nhà khoa học người Đức vừa chứng minh cách đây không lâu mà điều đáng chú ý nhân vật chính của nghiên cứu này chính là một Việt kiều Mỹ, đồng thời cũng chính là một người tu hành, chuyên dạy thiền cho nhiều môn sinh trên khắp thế giới thì thiền là do Đức phật Thích Ca sáng tạo ra trong quá trình tự tu và chiêm nghiệm bản thân cách đây 2.500 năm.
       Thiền đơn giản là phương pháp thở, rồi từ phương pháp thở đó điều chỉnh, vận khí trong người để tác động đến não bộ nhằm để những bộ phận ở não bộ (tùy theo nhu cầu, “tâm bệnh” của nhiều người để xem tác động tới những bộ phận nào) kích thích sinh ra những chất có lợi cho sức khỏe và tinh thần.
       Cụ thể như trị bệnh mỡ máu hay tim mạch. Khi thở, mũi mình có hai “cái que”, tức là bộ phận hành khứu giác. Khi hít vào thì khí đó tác động tới hai cái que rồi làm chúng “xuyên” thẳng vào khu được gọi là trung tâm điều khiển tâm lý, tình cảm của con người (hypothalamus) và thần kinh đối giao cảm.
       Mục đích của việc hít thở tác động tới vùng này là để ở đầu các dây thần kinh đối giao cảm tiết ra chất acetylcholine. Mà các chất ấy chính là điều khiển tim mạch và khống chế hai chất gây nên bệnh mỡ máu và tai biến mạch máu não là norepinephrine, epinephrin. Tương tự, các bệnh khác như trầm cảm, mất ngủ triền miên cũng được “chữa” bằng cách nhìn và thở.
       Muốn tập thiền phải hiểu biết. Cơ bản thiền là để điều chỉnh hệ thống hoạt động của não bộ hay hài hòa các chất sinh hóa học trong não bộ. Còn thở trong thiền hoàn toàn không đơn giản vì phải nông sâu khác nhau, mức độ nín thở lâu hay nhanh cũng khác nhau. Quan trọng nếu tập thiền mà không được một người hướng dẫn có kinh nghiệm, không hiểu biết về cơ chế não bộ thì việc thở này rất khó. Chưa nói đến, họ còn giảng dạy theo “sở ý” của họ mà không dựa trên cơ sở khoa học nào thì nguy cơ hậu quả khôn lường là “tẩu hỏa nhập ma”, dở điên dở dại, tử vong rất dễ xảy ra...
       Để tập thiền có hiệu quả, các nhà khoa học Đức nhận định điều quan trọng nhất phải hiểu cơ chế, cấu tạo của não bộ trước khi luyện tập nhằm từ đó biết cách vận hành khí bằng hít thở. Thứ hai, phải tìm người hướng dẫn có kinh nghiệm, có kiến thức về khoa học não bộ và thiền…
NGUYỄN HƯNG
Theo: Hà Nội mới
Thiền là một phương pháp tập luyện mang lại trạng thái thư giãn chủ động tích cực nhất, thậm chí còn tốt hơn rất nhiều so với giấc ngủ bình thường nếu bạn thiền đúng cách.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Kha, nguyên Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện K (Hà Nội): Nghiên cứu những biến đổi sinh lý, sinh hóa, tuần hoàn, hô hấp, điện não,… người ta thấy thiền tác động đến tất cả các cơ quan, làm thay đổi hoạt động của cơ quan theo hướng tích cực, giúp cơ thể khỏe về thể chất và tinh thần.



Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Kha

Thiền làm cơ thể tiêu hao ít năng lượng, thấy rõ nhất qua nhịp tim, nhịp thở đều giảm thấp xuống, hạn chế được sự tấn công của các gốc tự do, làm não yên tĩnh, kéo dài tuổi thọ. Tư thế thiền kinh điển là kiết già. Ban đầu có thể ngồi bán kiết già hoặc ngồi trên ghế tựa.
       Khi thiền, nhịp tim giảm 3 – 4 nhịp/phút nên kéo dài đời sống của tim. Một số trường hợp như huyết áp cao, biến loạn nhịp tim như ngoại tâm thu, thiền cũng giúp ổn định bệnh. Một số người bị hen, tập thiền sẽ điều chỉnh được hô hấp, cắt được cơn hen, lâu dài chữa được bệnh hen.
       Người tập thiền thâm hậu chỉ thở 3 – 4 nhịp/phút, có người chỉ thở 1 lần/phút. Để có hiệu quả, nên tập thiền ở nơi thoáng mát, yên tĩnh vào những giờ nhất định như sáng sớm hay tối trước khi đi ngủ (người tập thiền tốt rồi thì có thể tập ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào cũng có thể nhập thiền).
       Phó Giáo sư Kha cho biết, theo y học phương Đông, thiền có tác dụng phòng bệnh do có thể tạo ra trạng thái cân bằng nội môi, cân bằng giữa cơ thể và môi trường sống, tăng cường miễn dịch, tăng đề kháng, tăng cường sức khỏe. Khi thiền, não trong trạng thái yên tĩnh, các ion của não chuyển động thấp và trật tự nhất; não lúc này dễ cảm nhận được những biến loạn cơ thể, giúp phát hiện bệnh sớm.
       Với thần kinh não bộ, thiền là một phương pháp thể dục vệ sinh tốt nhất đối với não bộ vì não được yên tĩnh, không tiêu hao nhiều năng lượng nên giảm gốc tự do, chậm lão hóa tế bào thần kinh não. Thiền giúp điều khiển một số biến loạn thần kinh não như nhức đầu cơ năng.
       Thiền trước khi ngủ tránh được mất ngủ, ngủ ngon giấc, không mộng mỵ, ác mộng. Thiền giúp trí nhớ tốt, tránh được bệnh suy giảm trí nhớ (Alzheimer), tránh run tay ở người già.
       Với hệ cơ xương, thiền chống được hội chứng chuột rút ở người già. Thiền lâu dài có thể chữa được bệnh đau xơ cơ tỏa lan, giúp đi lại vững chắc, không lập cập ở người già.
       Với cột sống, thiền tránh được đau cột sống lưng đối với hội chứng đau thắt lưng khi ngồi nhiều. Khi thiền với tư thế kiết già hay bán kiết già, cột sống thẳng, không cong gấp.
       Với hệ tiêu hóa, tập thở kiểu thiền làm nhu động ruột được điều hòa, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, tránh táo bón.
       Làm sao để đạt hiệu quả khi ngồi thiền: Ngồi tư thế kiết già chỉ là khó khăn ban đầu khi một người bước vào học thiền, cái khó nhất là có thể khống chế được suy nghĩ mông lung đủ loại vướng bận của sống thường nhật. Ban đầu bạn phải hết sức cố gắng, về sau thông qua quá trình rèn luyện tâm tính bạn sẽ dần làm chủ được cảm xúc của bản thân và không bị động tâm bởi những tác động từ bên ngoài.
       Vì những lợi ích thiết thực hàng ngày, hãy chuẩn bị sẵn cho mình một tấm thảm ngồi và trải nghiệm cảm giác tuyệt vời của thiền định trong ngay trong cuộc sống hiện đại ồn ào này.

                                                                                                                                               HOÀNG KỲ

Thiền có thể góp phần giải quyết căn cơ. Nhưng thiền là gì? Cách nào? Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, một nhà minh triết – Đức Phật – bảo đừng vội tin, cứ đến nếm thử đi rồi biết. Đến và nếm thử. Đến là thực hành. Làm đi, đừng nói nữa. Đừng “hí luận” nữa.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã từng phát biểu: "Câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển, trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. 
          Sức khỏe là chuyện của mỗi người, của mọi người. Đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thỏa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Stress chính là nguyên nhân của 60 – 90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chỉ chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn".

Thiền có thể góp phần giải quyết căn cơ. Nhưng thiền là gì? Cách nào? Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, một nhà minh triết – Đức Phật – bảo đừng vội tin, cứ đến nếm thử đi rồi biết. Đến và nếm thử. Đến là thực hành. Làm đi, đừng nói nữa. Đừng “hí luận” nữa. Nếm thử là cảm nhận. Phải tự mình cảm nhận, tự mình thể nghiệm để cảm nhận, không thể nhờ ai khác.
ÁI MỸ
Theo: www.cafebiz.vn

Xem thêm>>

Xem thêm>>

Đóng liên hệ [x]
hotline0916 72 69 59