Học Cùng Con Yêu

logo

Giới thiệu

Với mong muốn chia sẻ tới Quý vị phụ huynh, các em Học Sinh những cuốn sách, những phương pháp, những bài giảng ...để giúp các em học tập được vui vẻ hơn, bớt áp lực và hiệu quả hơn.

Hãy Vững Tin

Cố gắng lên
Đừng bao giờ gục ngã
Dù cuộc đời lắm bão tố phong ba
Hãy vững tin mà bước về
phía trước
Đừng bao giờ lùi bước lại
phía sau
Thôi bỏ đi những gì là quá khứ
Hãy đón chờ những thứ của
ngày mai
Và biết đâu trên những chặng
đường dài
Ta tìm thấy những gì mình
đã mất
(st)

Contact form

Người theo dõi

Tổng số lượt xem trang

FB

Design by - Blogger Templates | Distributed by Blogger Templates

Ngôn Ngữ

Made with Love by

Quick Spot Template is Designed Theme for Giving Enhanced look Various Features are available Which is designed in User friendly to handle by Piki Developers. Simple and elegant themes for making it more comfortable

Bánh trung thu nhập khẩu từ Malaysia

Mua hàng tại Nguyễn Kim

Tiêu điểm

Bài đăng mới

quang cao
Sự kiện tiêu biểu

Tin hot

Hiển thị các bài đăng có nhãn phuong-phap-hoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phuong-phap-hoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Sách là nguồn tri thức vô hạn của nhân loại. Đọc sách là để nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Sách mang đến nguồn tri thức để người đọc có thể trải nghiệm, học tập, nghiên cứu, thể hiện nét đẹp văn hóa trong đời sống, làm giàu thêm vốn sống của bản thân mỗi người.
Theo số liệu thống kê tháng 04/2016, ở các nước phát triển như: Israel, Pháp, Nhật Bản, trung bình 1 người dân đọc từ 20 cuốn sách /năm. Các nước trong khu vực như: Singapore, số sách người dân đọc trung bình là 14 cuốn/năm; Malaysia là 10 cuốn/năm. Còn ở Việt Nam, trung bình 1 người chỉ đọc 4 cuốn sách/năm, trong đó 2,8 cuốn là sách giáo khoa, 1,2 cuốn là sách khác. Như vậy, văn hóa đọc sách của người dân còn rất hạn chế.
Ngày nay, giới trẻ chúng ta có rất nhiều phương tiện để có thể tiếp cận thông tin thuận tiện như: Xem tivi, nghe radio, lướt web bằng điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính,… vì thế văn hóa đọc sách gần như bị mai một.
 Sự phát triển của công nghệ thông tin, của khoa học kỹ thuật làm cho một bộ phận không nhỏ chúng ta  tìm những thú vui khác như: các trang mạng xã hội, lối sống ảo, các trò giải trí trên mạng …, bên cạnh đó việc bị cuốn vào vòng quay của cuộc sống mà quên đi những lợi ích thiết thực của việc đọc sách đem lại, nhiều khi thông tin tràn ngập nhưng mà vẫn thấy thiếu, đó là khoảng trống không thể lấp đầy nếu không chịu đọc sách, nghiên cứu và tìm tòi. Học tập tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách đọc sách sau đây có thể gợi ý cho bạn có cái nhìn khác về vấn đề này.

Bác Hồ luôn đọc rất nhiều sách báo mỗi ngày
Hồ Chủ tịch với vấn đề đọc sách và tự học
Trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu.”  Vậy mà Người đã có một trí tuệ phi thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục, đúng như nhà nghiên cứu Vasiliep đã nhận xét : “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời  (1) .
Đạt được tầm hiểu biết ấy là nhờ Hồ Chủ tịch đã không ngừng học tập,  nói đúng hơn là không ngừng tự học. Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm ( Vào ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau : “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân(2).
Hồ Chủ tịch đã luôn coi trọng và miệt mài đọc sách sách báo.. Và không chỉ đọc sách  bằng chữ quốc ngữ, sách Hán mà Người còn đọc cả sách Pháp. Với Người, sách chính là “thuốc chữa tội ngu và là một trong nguồn quan trọng có thể đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi tự do, bình đẳng, bác ái là gì ?
 Điều đầu tiên chúng ta cần phải chú ý đến phương pháp đọc của Bác Hồ, đó là : Muốn trở thành người hiểu biết phải đọc cho rộng và khi đọc phải có ghi chép và phân loại, đánh dấu vào những chỗ đọc thấy cần thiết ngay các thông tin trong sách báo.
Với ý thức không muốn mất thời gian đọc đi đọc lại để nhặt thông tin, nên khi đọc, nghiên cứu tài liệu Hồ Chủ tịch luôn chú trọng đến việc ghi chép, đánh dấu, gạch chân, đóng khung và thậm chí cắt gián. Với cường độ đọc cao, một ngày khoảng trên hai chục tờ báo trong và ngoài nước nếu không có những biện pháp đọc khoa học thì khó có thể nhớ và tổng hợp hết được các vấn đề và thông tin đã đọc. Theo tài liệu của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương, Bác đã từng căn dặn : “Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được thì chép lấy để dùng để viết. Không có ghi chép cẩn thận thì những khi cần sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm lại.
Với Hồ Chủ tịch, đọc sách không chỉ cho riêng bản thân mình mà Người luôn quan tâm đến đối tượng thích hợp liên quan đến các bài viết hoặc thông tin  được đăng trong sách báo. Trong “Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch”, Người đã viết: “Mỗi ngày, Cụ xem chừng 25 tờ báo. Báo sáng, báo chiều, báo hàng tuần, báo ngoại quốc. Báo có gì hay, Cụ lấy bút chì đỏ làm dấu vào, rồi bảo anh em xem”.
Theo Người, bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc sách. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn. Làm nhà báo, nhà văn lại càng phải đọc. Người khuyên chúng ta : “Muốn có nhiều tài liệu phải xem cho rộng...Xem được nhiều thứ báo chừng nào thì lấy được nhiều tài liệu chừng ấy(5). Và Người còn nói thêm : “Tìm tài liệu cũng giống như công tác khác, phải chịu khó. Có khi xem tờ báo này có vấn đề này, xem tờ báo khác có vấn đề khác, rồi ghép hai ba vấn đề, hai ba con số làm thành tài liệu mà viết(6).
Bác Hồ luôn chú trọng việc đọc đi đôi với hành

Bài học thứ hai có thể rút ra trong phương pháp đọc sách báo của Hồ Chủ tịch là đọc luôn phải có suy nghĩ kĩ càng không nhất thời hồ đồ tin ngay theo sách. Người đã từng nhấn mạnh : “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách. Có vấn đề thông suốt thì mạnh dạn đề ra cho vỡ lẽ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt ra câu hỏi : “ vì sao” đều phải suy nghĩ kỹ càng, xem nó có hợp với thực tế hay không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ cho chín chắn. (7)

Với những sách báo quan trọng, có những từ hoặc vấn đề không hiểu Người có thể đọc đi đọc lại nhiều lần cho đến khi hiểu cặn kẽ mới thôi. Ví dụ điển hình nhất cho nguyên lý này là việc Bác Hồ đọc tác phẩm “Tư bản luận” của Mác và “Luận cương” của Lênin. Chính nhờ việc đọc sâu hiểu kỹ Người đã có thể đem những điều đã đọc vào áp dụng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đọc sách báo là một công việc nhiều người có thể làm được, nhưng đọc để hiểu được cái thần của sách, đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của sách báo thì không phải ai cũng làm được. Muốn làm được điều đó đòi hỏi người đọc phải có sự hiểu biết rộng và khả năng phân tích tổng hợp tốt.
Sinh thời Người rất không tán thành lối đọc để mà đọc, không hiểu biết thực sự những điều đã đọc và theo Người đó là dạng đọc phù phiếm. Trong cuốn “Về vấn đề học tập” trang 58 đã nêu một ý kiến rất xác đáng của Bác : “Có đồng chí thuộc lòng một số sách vở về chủ nghĩa Mác - Lênin. Họ tự cho mình là người hiểu biết chủ nghĩa Mác - Lênin hơn ai hết. Song khi gặp việc thực tế, thì họ hoặc máy móc, hoặc là lúng túng. Lời nói và việc làm của họ không nhất trí. Họ học sách vở Mác - Lênin. Học để trang sức chứ không phải để vận dụng vào công việc cách mạng”.
Bài học thứ ba và cũng là bài học quan trọng nhất trong phương pháp đọc của Hồ Chủ tịch là vấn đề áp dụng những điều đã đọc được vào thực tiễn cách mạng, thực tiễn cuộc sống. Tiếp thu quan điểm của Nguyễn Trãi : “Sửa mình lấy thiện làm vui. Lập thân đâu phải cứ ngồi đọc suông” và tán thành quan niệm của Lê Quí Đôn: “Đọc sách không cần nhiều, đọc được một chữ đêm áp dụng được một chữ, thế là được”, Hồ Chủ tịch luôn rất chú trọng đem ứng dụng các điều đã thu lượm được qua sách báo. Người đã từng nói : “Siêng xem sách và xem được nhiều sách là quí” nhưng Người đã nhấn mạnh : “Dù xem được hàng ngàn quyển lý luận nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào cái hòm đựng sách.”. Nếu như trong học tập Hồ Chủ tịch luôn nhấn mạnh đến chữ hành thì trong đọc sách Người luôn quan tâm đến vấn đề áp dụng. Và phải biết áp dụng dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh của thực tiễn. Người rất ghét lối đọc chỉ để mà đọc, với Người đó là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Và sự vân dụng tài tình những điều đã học và đã đọc chính một trong những điểm mấu chốt trong vấn đề đọc sách của Bác Hồ. Trong cuốn con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lênin trang 110, Người đã viết : “Chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của  Lênin nhưng vận dụng một cách có sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng ta đã chiến đấu và giành được thắng lợi như các đồng chí đã biết”.
Xã hội loài người phát triển được một phần lớn là nhờ con người có khả năng học tập lẫn nhau cộng hưởng các sức mạnh cá nhân tạo nên sức mạnh to lớn của cộng đồng. Sách báo sẽ là một nguồn tài nguyên vô giá giúp cho con người học tập và không ngừng vươn lên để tự hoàn thiện mình. Bài học tự học qua sách báo của Hồ Chủ tịch sẽ mãi là tấm gương sáng cho mỗi người chúng ta học tập và noi theo. Và một lần nữa chúng ta  lại có thêm một minh chứng của việc “Đọc sách, mắt như đèn muôn dặm” (như lời Cao Bá Quát xưa từng nói ). Ánh sáng từ đôi mắt ấy mãi mãi sẽ là ngọn đèn soi rọi trên con đường  dân tộc chúng ta đi.
Tài liệu trích dẫn
1. Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. -H.: Uỷ ban khoa học xã hội, 1990
2. Hồ Chí Minh. Phát huy tinh thần cầu học cầu tiến bộ.- H.: Sự thật, 1960.- Tr 14
3. Sơn Tùng. Búp sen xanh. H.: Kim Đồng, 2000.- Tr 176
4. Tên một bài báo Hồ Chủ tịch viết năm 1954
5. Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch. Tập 6.- Tr 72
 6. Chúng ta có Bác Hồ .- H.: Lao động, 1990. -Tr 46
7. Hồ Chí Minh. Về vấn đề học tập. H.- Sự thật, 1971.- Tr 53
8. Phan Ngọc. Bản sắc văn hoá Việt Nam.- H.: Văn hoá thông tin, 1998.- Tr 28.
Vũ Dương Thúy Ngà - http://huc.edu.vn



Con đường chông gai nhưng không có gì là không thể.

Bạn có bao giờ cảm thấy mình kém cỏi so với những người khác? Xấu hổ khi không trả lời được bài? Ai cũng sẽ có lúc như vậy. Tất nhiên, bạn không thể biết được hết mọi thứ nhưng luôn nỗ lực và sử dụng vài mẹo nho nhỏ sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn. Còn chần chừ gì, hãy trở nên thông minh hơn từ ngày hôm nay.

1. Cải thiện trí nhớ 
Những người được coi là thông minh thường thể hiện rằng có có một khả năng ghi nhớ đáng
khâm phục. Trí nhớ cũng phụ thuộc vào IQ nhưng cũng phụ thuộc vào việc rèn luyện nữa. Bạn hãy cố gắng cải thiện trí nhớ của mình bằng cách nhớ lại những kỉ niệm, học cách sử dụng từ khóa để gợi nhớ và tập trung hơn đến những chi tiết nhỏ trong cuộc sống. Tuy nhiên thế không có nghĩa là bạn phải căng óc ra nhớ mọi thứ, hãy lựa chọn những kỉ niệm đẹp, niềm vui hoặc kiến thức thú vị. Thay bằng nhồi nhét bộ não thì hãy kích thích nó bằng những điều thú vị. Hãy tạo cho các sự vật, sự việc của bạn một chuỗi liên kết nào đó để khi nhắc đến một phần là sẽ nhớ toàn bộ, ghép chúng vào một hình ảnh làm bạn ấn tượng. Hãy nhóm các thông tin cùng một lĩnh vực. Tổ chức cuộc sống một cách hợp lý qua thời khóa biểu, giấy nhớ cũng sẽ giúp bộ nhớ của bạn linh hoạt hơn. Ngoài ra hãy chú ý đến những thực đơn ăn uống giúp tăng trí nhớ lên.

2. Học tập một cách hiệu quả hơn
Hãy cải thiện kỹ năng của mình, có thể là ở trường lớp, có thể là ở môi trường làm việc. Mọi việc xung quanh đều cần kỹ năng. Thứ nhất là hãy rèn luyện cho thông thạo, sau đó tìm ra cho mình hướng làm bài/việc một cách linh hoạt, đỡ tốn thời gian nhất. Và đừng cố ép mình phải giống người khác. Mỗi người đều có thế mạnh và đặc điểm riêng, bạn nên nhận biết được đâu là khả năng của mình và vận dụng nó để hấp thu kiến thức dễ dàng nhất. Việc nhồi nhét không theo ý muốn cũng có thể làm đầu óc bạn ì ạch. Bạn nên luyện tập cho mình sự kiên nhẫn và quyết tâm nếu thực sự muốn học một thứ gì đó.

3. Hãy đọc thật nhiều 
Phương pháp này giống như sự tích hợp của phương pháp 1 và 2 một cách thư giãn. Mọi kiến
thức của con người đều nằm trong sách vở, tạp chí và internet. Nếu ham đọc, bạn sẽ có được kiến thức. Và dần qua thời gian, bạn sẽ lĩnh hội được rất nhiều kiến thức một cách tự nhiên. Nếu bạn mới bắt đầu đọc, hãy đọc chậm, kỹ và hiểu. Nếu càng đọc nhiều, dần sau này tốc độ đọc của bạn sẽ càng nhanh. Hứng thú đọc lúc đầu có thể không nhiều nên đừng chọn những cuốn sách khô khan mà hãy bắt đầu từ sở thích của mình. Sau đó sự tò mò sẽ khiến bạn ham tìm hiểu các lĩnh vực khác. Môi trường đọc cũng quan trọng, đừng đọc sách ở nơi ồn ào, nó sẽ phân tán sự tập trung của bạn, hãy chăm chỉ đến thư viện. Giữa cả một không gian như vậy, bạn sẽ dễ có hứng thú hơn … Và có một sự thật rõ ràng là, những người thông minh cũng thường hay được gọi là mọt sách.

4. Hãy tò mò và chọn lọc nhiều hơn 
Như đã đề cập, sự tò mò sẽ kích thích bạn phải tìm hiểu. Mà để thực sự hiểu được một vấn đề nào đó thì sẽ cần tham khảo nhiều nguồn tư liệu. Mỗi nơi một chút, bạn sẽ có được nhiều. Kể cả những người thông minh vượt bậc cũng phải luôn phải thử thách và tìm hiểu mọi thứ. Nhưng tất nhiên sự tò mò ấy phải đi đúng hướng tích cực, không thể tò mò về những thứ làm mình lệch lạc được. Tập chọn lọc cho mình nguồn thông tin có ích nhất sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian và công sức.

5. Học hỏi từ cuộc sống 

Có thể vốn kiến thức sách vở của bạn nhiều, nhưng hãy nhớ rằng cuộc sống không chỉ có trong
sách vở. Bạn phải trau dồi vốn kiến thức xã hội, kĩ năng sống. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, công cộng là cách tốt để luyện tập. Mọi lúc mọi nơi, từ trường học đến công viên, từ lúc ăn đến lúc làm việc, hãy khám phá và chú ý từ những điều nhỏ nhặt. Và cũng đừng ngại thử nghiệm trong cuộc sống nếu bạn tìm ra được một làm việc mới mẻ của riêng bạn. Đừng quên là luôn học hỏi người khác, bạn gặp khó khăn hay thắc mắc, hãy hỏi người biết nhiều hơn mình. Giả dốt sẽ làm bạn dốt đi. Những người thông minh sẽ luôn hiểu mình cần hoàn thiện từ những người khác.

6. Đừng ngại khi hỏi hoặc nhờ vả ai đó
Sẽ rất tốt nếu bạn có thể tự mình tìm tòi và học hỏi, tuy nhiên "biển học vô biên" và bạn không thể có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc. Vì vậy đôi khi bạn sẽ gặp một vấn đề khó khăn, trong khi bạn đã nỗ lực hết mình nhưng vẫn chưa thể giải quyết được. Đừng bỏ cuộc ! Hãy tìm đến sự giúp đỡ của người khác, những người có kiến thức, hiểu biết và nhiều kinh nghiệm hơn bạn, bạn sẽ không chỉ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà còn học hỏi được rất nhiều điều. Tuy nhiên đừng nên ỷ lại vào người khác, và hãy suy nghĩ kỹ trước khi hỏi, hãy nhớ rằng: 'một câu hỏi thú vị luôn khiến người khác có hứng thú trả lời'.

7. Hướng dẫn người khác
Việc hướng dẫn cho người khác không chỉ giúp đỡ họ, mà còn giúp ích rất nhiều cho bản thân bạn, vì vậy khi bạn bè hoặc ai đó có một câu hỏi hay thắc mắc về một vấn đề mà bạn am hiểu, đừng vội từ chối và cho rằng việc hướng dẫn người khác là mất thời gian. Việc trả lời câu hỏi của người khác sẽ giúp trí não bạn được rèn luyện, nhớ lại những kiến thức cũ và hơn hết là rèn luyện khả năng giao tiếp, truyền đạt và thuyết phục người khác.

8. Thử thách mình 
Không thể tiến lên nếu luôn giữ mình ở một trạng thái đều đều. Hãy thử thách mình. Bạn có thể

học thêm một môn thể thao mới, hay chơi một nhạc cụ. Tự nhiên kĩ năng và kiến thức ở lĩnh vực đó sẽ phát triển. Ban đầu có thể bạn rất kém hoặc chưa biết gì, nhưng với sự kiên nhẫn thì
sẽ ổn cả thôi. Một phương pháp nữa là bạn nên dạy người khác, việc dạy người khác cũng thúc đẩy bạn phải hiểu nhiều hơn và rõ hơn. Và khi dạy người khác, trí não bạn sẽ phải ghi nhớ kiến thức sâu, bạn sẽ được học sinh đặt ra cho các câu hỏi. Nếu giải đáp được những thắc mắc của người khác thì thực sự bạn đã hiểu vấn đề. Trí não cũng linh hoạt hơn nhiều.

9. Học thêm một ngoại ngữ
Có nhiều nghiên cứu cho rằng việc học thêm một ngoại ngữ có thể làm con người thông minh hơn. Những đứa trẻ từ nhỏ đã được dạy ngoại ngữ tỏ ra thông minh hơn những đứa trẻ bình thường khác. Việc học ngoại ngữ có thể làm tăng trí nhớ, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, cảm giác và phản xạ, hơn thế nữa nó còn giúp bạn hiểu thêm về một nền văn hóa.

10. Học từ mới và làm bài tập 
Nếu bạn còn học tập thì đây là một việc không thể thiếu. Sự lười biếng sẽ làm trí óc trì trệ. Học từ mới mỗi ngày sẽ tạo ra được thói quen tốt. Còn bài tập thì đương nhiên là phải làm nếu bạn thông minh và không muốn bị phạt. Nếu biết thứ ngôn ngữ nào, hãy thường xuyên trau dồi nó. Còn nếu đã giỏi và còn thời gian, học thêm thứ tiếng mới là điều bạn nên làm. Nhưng nhớ rằng, dù học gì hay chơi gì cũng phải luyện tập thường xuyên để có được kĩ năng tốt nhất.

11. Rèn luyện kỹ năng viết
Bạn có thể viết bằng ngôn ngữ của mình hoặc bằng một ngoại ngữ nào đó, dù bằng cách nào đi
nữa kỹ năng viết sẽ giúp bạn tăng tư duy logic, sắp xếp các sự kiện và tình huống, tăng khả năng ghi nhớ. Bạn có thể viết về bất kỳ đề tài gì, có thể là cảm nhận về một cuốn sách, một bộ phim, về một người bạn, thậm chí là viết về tình hình kinh tế thế giới. Rèn luyện kỹ năng viết không chỉ giúp tăng khả năng tư duy, mà còn là một phương pháp hữu hiệu giúp giải tỏa căng thẳng, chia sẻ đặc biệt khi các mạng xã hội đang ngày càng phát triển như hiện nay.

12. Tìm một niềm đam mê và tìm hiểu về nó
Tìm hiểu những thứ bạn thích luôn là một điều dễ dàng hơn việc tra cứu tài liệu đại số hay giải tích. Do đó khi tìm hiểu các kiến thức về niềm đam mê của bản thân, bạn có thể tập trung, tư duy và trí nhớ hoạt động hết công suất mà vẫn luôn cảm thấy thú vị và có một động lực rất lớn. Dần dần sẽ hình thành trong bạn thói quen tìm tòi và khám phá, rèn luyện trí thông minh, bên cạnh đó các kiến thức thu được cũng giúp bạn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống sau này. Tuy nhiên hãy tìm những niềm đam mê hữu ích, như âm nhạc, nhiếp ảnh, công nghệ hay nghệ thuật và thậm chí là các môn học như toán, lý, hóa ... 

13. Lựa chọn môi trường tiếp xúc
Có câu rằng “gần đèn thì rạng, gần mực thì đen”. Nếu có thể, hãy đặt mình trong môi trường tốt nhất. Môi trường tốt là một môi trường tích cực, nhiều cá nhân xuất sắc, cầu tiến và thông minh. Ở trong một môi trường như vậy cũng đòi hỏi bạn phải cố gắng nỗ lực vươn lên đủ tầm để hòa nhập với họ. Sự thúc đẩy này là cần thiết.

14. Điều cuối cùng
Hãy luôn nghĩ rằng mình không phải là người thông minh, bởi chính tư tưởng đó sẽ kìm hãm
bạn, khiến bạn không thể tiếp tục phấn đấu và phát huy hết khả năng của bản thân mình. Và cũng đừng bao giờ nghĩ rằng mình là kẻ ngu dốt, vì chính Edison đã từng nói: "Thiên tài bao gồm 1% tài năng bẩm sinh và 99% là do rèn luyện". Hãy luôn là kẻ dại khờ và khát khao kiến thức như lời của thiên tài quá cố Steve Job: "Stay hungry stay foolish".


Tham khảo: wikihow

Phần lớn học sinh, sinh viên học bằng cách đọc lại vở ghi chép và sách giáo khoa, nhưng nghiên cứu của các nhà tâm lí học – trong các thí nghiệm trong phòng lab lẫn thí nghiệm với người học thực tế trong lớp – cho thấy đây là một kiểu học hết sức kinh khủng. Sử dụng các chiến lược học tập tích cực như thẻ ghi chú, lập sơ đồ, và tự vấn – là cách học hiệu quả hơn nhiều, đồng thời cần giãn thời gian học mọi lúc mọi nơi và hòa hợp kiến thức các môn học lại với nhau.
Đó là kết luận của các nhà tâm lí học Roediger và Mark McDaniel tại trường Đại học Washington ở St. Louis, Mĩ. Tính chung thì hai ông đã dành ra 80 năm nghiên cứu sự học và trí nhớ, và đã gói gọn các kết quả nghiên cứu của họ cùng với cây bút Peter Brown trong tác phẩm Make It Stick: The Science of Successful Learning

1. Đừng chỉ biết chăm chăm đọc lại các ghi chép và sách vở
Từ các khảo sát, chúng tôi biết rằng phần đông sinh viên, khi họ học, họ thường đọc lại các yêu cầu và các ghi chép. Phần lớn sinh viên cho biết đây là nguyên tắc học tập số một của họ.
Tuy nhiên, chúng tôi biết, từ rất nhiều nghiên cứu, kiểu tái hiện thông tin lặp đi lặp lại này không phải là cách gì hay đặc biệt để học hay để tạo ra trí nhớ lâu dài hơn. Nghiên cứu của chúng tôi trên các sinh viên Đại học Washington, chẳng hạn, cho thấy khi họ đọc lại một chương giáo trình, họ tuyệt nhiên không có thêm tiến bộ gì so với những sinh viên khác chỉ đọc chương đó đúng một lần.
Lúc bạn đọc cái gì đó lần đầu tiên, bạn rút ra rất nhiều kiến thức. Nhưng khi bạn đọc lần thứ hai, bạn đọc với suy nghĩ trong đầu rằng “Tôi biết cái này, tôi biết cái này.” Cho nên, về căn bản, bạn không còn xử lí thông tin một cách sâu sắc, hoặc không thu lượm được gì thêm. Thông thường, việc đọc lại là đọc lướt – và nó có chút xảo quyệt, bởi việc này mang lại cho bạn ảo tưởng rằng bạn hiểu vấn đề rất rõ, trong khi thực tế có những sơ hở.
2. Tự đặt cho mình rất nhiều câu hỏi

Một kĩ thuật hay nên dùng là thay vì đọc xong một lần, bạn hãy tự vấn bản thân, hoặc sử dụng các câu hỏi ở cuối chương sách, hoặc bạn tự đặt ra các câu hỏi của riêng mình. Việc hồi phục thông tin đó là cái thật sự mang lại sự học và trí nhớ vững bền hơn.
Và ngay cả khi bạn không thể hồi phục nó – khi bạn trả lời sai các câu hỏi – thì nó cũng cho bạn một chẩn đoán chính xác mình chưa biết cái gì, và điều này cho bạn biết bạn nên lùi lại và học lại cái gì. Điều này giúp định hướng việc học của bạn hiệu quả hơn.
Việc nêu câu hỏi còn giúp bạn hiểu sâu hơn. Ví dụ bạn đang học lịch sử thế giới, và việc thông thương giữa người La Mã và người Hi Lạp cổ xưa. Hãy dừng lại và tự hỏi tại sao họ lại trở thành đối tác buôn bán của nhau. Tại sao họ trở thành người đóng tàu, và tại sao họ học cách đi lại trên biển? Không phải lúc nào cũng hỏi tại sao – bạn có thể hỏi như thế nào, hoặc cái gì.
Trong khi nêu ra những câu hỏi này, bạn đang cố gắng lí giải, và khi làm như vậy, bạn hiểu rõ vấn đề hơn, và nó dẫn tới trí nhớ và sự học tốt hơn. Cho nên, thay vì chỉ đọc và hớt váng, bạn nên dừng lại và tự hỏi bản thân những cái giúp bạn hiểu được vấn đề.
3. Liên hệ thông tin mới với cái bạn đã biết
Một chiến lược nữa là, trong lúc đọc lần thứ hai, hãy cố gắng liên hệ các nguyên tắc trong sách vở với cái bạn đã biết. Liên hệ thông tin mới với thông tin trước đây để hiểu rõ hơn.
Một ví dụ là nếu bạn đang học về cơ chế neuron truyền điện. Một trong những cái chúng ta biết là bạn có một màng chất béo bao xung quanh neuron, gọi là màng bao myelin, nó giúp neuron truyền điện nhanh hơn.
Cho nên, bạn có thể ví von điều này, nói ví dụ, với nước chảy trong ống vòi sen. Nước chảy nhanh trong ống, nhưng nếu bạn đâm thủng ống, thì nước sẽ rò ra, và bạn sẽ không có dòng chảy như cũ nữa. Và đó căn bản là cái xảy ra khi chúng ta già đi – các màng bao myelin bị thủng, và sự truyền tín hiệu chậm đi.
4. Phác họa thông tin ở dạng sơ đồ, hình vẽ
Một chiến lược hay là vẽ sơ đồ tư duy, hay các mô hình thị giác, hay các sơ đồ tiến trình. Trong khóa học tâm lí vỡ lòng, bạn có thể vẽ sơ đồ dòng huấn luyện phản xạ cổ điển. Chắc chắn bạn có thể đọc các bài viết về sự huấn luyện phản xạ cổ điển, nhưng để thật sự hiểu và có thể viết ra và mô tả các phương diện của nó trong bài kiểm tra sau này – điều kiện, kích thích, vân vân – một ý hay là bạn nên trình bày nó dưới dạng sơ đồ.
Bất cứ cái gì mang lại sự học tích cực – tự bạn lĩnh hội kiến thức – đều rất hiệu quả trong việc ghi nhớ. Nghĩa là về căn bản người học cần trở nên hòa nhập hơn, bận bịu hơn, và ít thụ động hơn.
5. Sử dụng thẻ ghi chú
Thẻ ghi chú là một cách hay nữa để học. Sử dụng thẻ là thật ra bạn đang kiểm tra lại chính mình về những cái bạn cho là đúng.
Rất nhiều sinh viên sẽ trả lời câu hỏi trên thẻ nháp rồi sau đó vứt ra khỏi vở nếu câu trả lời đó là đúng. Nhưng hóa ra đây không phải là ý hay – việc lặp lại hoạt động hồi phục trí nhớ mới quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy việc giữ lại thẻ ghi chép đúng trong vở và bắt gặp lại nó mới là hữu ích. Bạn có thể muốn thực hành thêm với các thẻ ghi sai, nhưng việc bắt gặp nhiều lần các thẻ ghi đúng cũng quan trọng.
Việc nhai đi nhai lại cái gì đó không phải là tệ. Cái tệ là bạn nhai đi nhai lại mà không suy nghĩ.
6. Đừng cố nhồi sọ – hãy học thư thái
Rất nhiều sinh viên học theo kiểu nhồi sọ – họ chờ cho đến phút chót, rồi vào một đêm nọ, họ “tụng niệm” thông tin như không biết mệt. Nhưng nghiên cứu cho thấy đây không phải là cách hay để có trí nhớ lâu dài. Nó có thể cho phép bạn qua lọt bài kiểm tra vào ngày hôm sau, nhưng rồi cuối cùng bạn sẽ chẳng còn nhớ nhiều thông tin như vậy đâu, rồi vào năm sau, lúc bạn cần thông tin đó cho khóa học mới thì nó tiêu tán đâu hết rồi.
Chuyện này vẫn thường xảy ra ở các lớp học thống kê. Sinh viên trở lại lớp sau kì nghỉ hè, và dường như họ đã quên sạch hết mọi thứ, bởi vì họ đã cố học nhồi sọ cho các bài kiểm tra.
Cách hay hơn là nên nới giãn hoạt động tái hiện thông tin. Thực hành một ít vào ngày hôm nay, sau đó cất thẻ ghi chú vào, rồi lấy chúng ra học tiếp vào ngày hôm sau, rồi hai ngày sau. Nghiên cứu cho thấy việc nới giãn thời gian học thật sự là quan trọng.
7. Người dạy cũng phải thư thái và thiết kế bài dạy đa dạng
Sách giáo khoa của chúng ta cũng có chứa thông tin dành cho người dạy. Và hệ thống giáo dục của chúng ta cũng có xu hướng đề cao kiểu trình bày thông tin hàng loạt.
Thông thường, trong một khóa học ở đại học, hôm nay bạn học một chủ đề, và ngày hôm sau bạn học một chủ đề khác, rồi ngày thứ ba thì học chủ đề khác nữa. Đây là kiểu trình bày hàng loạt. Bạn không hề quay lại và tái hiện thông tin hoặc xem xét lại bài học cũ.
Nhưng cái then chốt, đối với người dạy, là đưa vấn đề ra trước sinh viên vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Có vài cách để người dạy có thể làm việc này. Tại trường Đại học Washington, có một số giảng viên nêu câu hỏi hàng tuần, và thường chỉ nêu vấn đề từ buổi học của tuần đó vào câu hỏi. Bây giờ thì họ đang nêu lại vấn đề từ hai đến ba tuần trước đó. Một giảng viên tâm lí học dành hẳn thời gian, trong mỗi bài giảng, để nhắc lại vấn đề trước đó vài ngày hoặc vài tuần.
Việc này cũng có thể làm tại nhà. Thông thường, trong các khóa học thống kê, bài tập về nhà được cho theo thể loại y hệt nhau. Sau khi học các tương quan thì bài tập ở nhà của sinh viên toàn là bài tập tương quan. Rồi tuần sau đó, khi học sang T-test, thì toàn bộ bài tập đều thuộc dạng T-test. Nhưng chúng tôi nhận thấy việc rải thưa câu hỏi vào vấn đề đã học hai hoặc ba tuần trước đó thật sự là cách hay để ghi nhớ.
Và việc này có thể lồng ghép vào nội dung của chính các bài học. Ví dụ bạn đang học một lớp lịch sử nghệ thuật. Thời tôi đi học, tôi học về Gauguin, rồi tôi xem rất nhiều tranh vẽ của ông ta, sau đó tôi chuyển sang học về Matisse, và xem rất nhiều tranh vẽ của ông này. Sinh viên và giảng viên đều nghĩ rằng đây là cách hay để học phong cách vẽ tranh của những họa sĩ khác nhau này.
Nhưng các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy không hẳn như vậy. Cách tốt hơn là cho sinh viên xem ví dụ của một họa sĩ, sau đó chuyển sang họa sĩ tiếp theo, rồi đến họa sĩ khác, sau đó thì lặp vòng trở lại. Kiểu đan xen, hay hòa trộn, mang lại hiệu quả học tập tốt hơn nhiều – và sinh viên nhận ra chính xác tác giả của các bức tranh, nói ví dụ, lúc làm bài kiểm tra.
Và phương pháp này có tác dụng với mọi loại vấn đề. Trở lại với khóa học thống kê. Ở các lớp trên, và trong thế giới thực, bạn đâu có phải nói bài toán thống kê mà mình đang gặp là thuộc loại gì – bạn chỉ cần lọc ra phương pháp để mình sử dụng mà thôi. Và bạn không thể học được cách làm, trừ khi bạn đã từng trải nghiệm xử lí một hỗn tạp gồm nhiều loại bài toán khác nhau, và phán đoán xem nên sử dụng phương pháp gì để giải quyết.
8. Chẳng có ai là “thiên tài trời sinh”
Tác giả Carol Dwek tại Stanford có viết một số tác phẩm hấp dẫn về sự học. Theo bà, sinh viên có khuynh hướng có một trong hai lối nghĩ về sự học.
Một là kiểu học bất di bất dịch. Nói ví dụ, “Tôi có một năng khiếu nhất định về môn này – ví dụ như hóa học hay vật lí gì đó – và tôi sẽ học tốt cho đến khi đạt tới giới hạn đó. Vượt qua giới hạn rồi thì thật khó cho tôi, tôi không học tốt hơn nữa được đâu.” Hai là lối nghĩ lũy tiến. Lối này cho rằng học là phải sử dụng các chiến lược hiệu quả, bỏ thời gian ra mà làm việc, và dấn thân vào trong tiến trình, tất cả giúp bạn dần dần tăng cường khả năng của mình đối với một môn học nào đó.
Hóa ra thì lối nghĩ dự đoán được sinh viên sẽ đạt kết quả học tập ra sao. Các sinh viên với lối nghĩ lũy tiến có xu hướng gắn bó với môn học, có xu hướng kiên nhẫn khi đối mặt với khó khăn, và có xu hướng thành công trong các lớp học cạnh tranh. Các sinh viên với lối nghĩ bất di bất dịch thì không có những xu hướng này.
Vì thế, đối với người dạy, bài học ở đây là nếu bạn có thể nói chuyện với sinh viên và đề xuất rằng lối nghĩ lũy tiến là mô hình chính xác hơn – và đúng như vậy – thì sinh viên có xu hướng sẵn sàng hơn để thử nghiệm những chiến lược mới, và gắn bó với khóa học, và làm việc theo những cách sẽ thúc đẩy sự học tiến bộ. Năng lực, trí thông minh, và sự học phải gắn liền với cách bạn tiếp cận – hãy làm việc thông minh hơn, đó là cái chúng tôi muốn nói.
Viết bởi Trần Nghiêm - Nguồn vox.com

Vẽ giúp bé thỏa sức sáng tạo , phát triển tư duy, trí tưởng tượng và sự khéo léo. Tuy nhiên không nhiều bố mẹ có năng khiếu hội họa để dạy con vẽ, nhưng bố mẹ đừng lo. Hãy tham khảo những cách vẽ tranh siêu đơn giản sau đây để dạy con nhé!

 Bé tập vẽ con bò

 Bé tập vẽ con gà mái



 Bé tập vẽ con gà trống

 Bé tập vẽ con mèo

 Bé tập vẽ con khỉ


  Bé tập vẽ con thỏ

 Bé tập vẽ con voi

 Bé tập vẽ con lạc đà

Sưu tầm

Vẽ giúp bé thỏa sức sáng tạo , phát triển tư duy, trí tưởng tượng và sự khéo léo. Tuy nhiên không nhiều bố mẹ có năng khiếu hội họa để dạy con vẽ, nhưng bố mẹ đừng lo. Hãy tham khảo những cách vẽ tranh siêu đơn giản sau đây để dạy con nhé!

Bé tập vẽ con chó





Bé tập vẽ con mèo




Bé tập vẽ con gà con



Bé tập vẽ con vịt con



Bé tập vẽ con bò sữa



Bé tập vẽ con heo



Bé tập vẽ con chuột



Bé tập vẽ con cừu




Bé tập vẽ con Dê




sưu tầm

Xem thêm>>

Xem thêm>>

Đóng liên hệ [x]
hotline0916 72 69 59